Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Doanh nghiệp, Doanh nhân
24/03/2025 09:58
Năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân Đội MB (HOSE: MBB) gia nhập nhóm tài sản đạt 1,13 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần với hơn 28.829 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng MB ở mức 1,62% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 238%, cao thứ 2 trong hệ thống.
aa

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao trong năm 2024?

Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024 cho thấy, các hoạt động kinh doanh của MB trong quý cuối cùng của năm 2024 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý nhất là mua bán chứng khoán đầu tư chuyển lỗ thành lãi hơn 2.000 tỷ đồng. Dù chi phí hoạt động tăng 35% và dự phòng rủi ro gấp 2 lần, MB vẫn lãi trước thuế hơn 8.093 tỷ đồng trong quý IV/2024, tăng 29% so với cùng kỳ.

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Cả năm 2024, MB chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro, tăng cường trích lập dự phòng. Do đó, lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 28.829 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023 và hơn 22.951 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 9%.

Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 41.152 tỷ đồng, chủ yếu đến từ thu nhập lãi cho vay hơn 54.000 tỷ đồng, nằm trong Top 5 ngân hàng có thu nhập lãi thuần cao nhất ngành gồm Vietinbank (62.403 tỷ đồng), BIDV (58.008 tỷ đồng), Vietcombank (55.406 tỷ đồng), VPBank (49.080 tỷ đồng) và MB (41.152 tỷ đồng).

Đặc biệt, năm 2024, các nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng mạnh so với năm 2023 như: lãi từ dịch vụ tăng 7% đạt hơn 4.368 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 65%; mua bán chứng khoán kinh doanh tăng mạnh 224%, đạt 1.756 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng vọt 833%, đạt hơn 2.803 tỷ đồng và lãi từ hoạt động khác tăng 35% đạt hơn 3.280 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) của MB tăng 17%, lên 55.413 tỷ đồng, tăng trội hơn so với mức tăng chi phí hoạt động (tăng 14%), giúp cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2024 đạt hơn 38.405 tỷ đồng, tăng gần 19% so với năm 2023, đưa lợi nhuận tại MB đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần, chỉ sau Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Bên cạnh đó, trong năm 2024, chỉ số ROA tại MB (Return On Asset) - tỷ suất sinh lời của tài sản sụt giảm nhẹ so với năm 2023, giảm từ 2,52% xuống 2,21%, tương ứng giảm 0,31 điểm %. Tuy nhiên, chỉ số ROA tại MB vẫn cao thứ hai toàn ngành, chỉ đứng sau Techcombank (2,38%).

Chuyên gia KBSV dự báo tăng trưởng lợi nhuận tại MB cả năm 2025 ước đạt 12%. Nhóm phân tích KBSV nhận định MB sẽ tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có để đẩy mạnh tín dụng vào các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay như thương mại, chế biến chế tạo, kinh doanh hộ gia đình và phát triển bất động sản.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý để đạt được mục tiêu tăng trưởng, MB sẽ phải chấp nhận lãi suất cho vay thấp hơn, điều này có thể làm giảm lợi suất tài sản sinh lời (IEA), ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và tạo áp lực lên biên lãi ròng (NIM).

Tăng trưởng cho vay và tiền gửi khách hàng bứt tốc mạnh mẽ

Tính đến cuối năm 2024, MB là ngân hàng duy nhất trong nhóm cổ phần có tổng tài sản đạt 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 19,5% so với đầu năm. Những gương mặt tiếp theo có thể kể đến như Techcombank, VPBank, ACB. Tổng tài sản tại MB tăng mạnh chủ yếu từ tăng trưởng cho vay bứt tốc mạnh mẽ. Cụ thể, quy mô cho vay khách hàng tăng 27% so với đầu năm lên mức 776.657 tỷ đồng, đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần.

Xét về tốc độ tăng trưởng, tính đến cuối năm 2024, MB là ngân hàng có số dư tiền gửi khách hàng tăng nhanh nhất, tăng gần 26% so với đầu năm, lên 714.154 tỷ đồng, dẫn đầu nhóm ngân hàng cổ phần, chỉ đứng sau nhóm Big4 (Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank).

Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu của MB tính đến cuối năm 2024 ghi nhận 12.585 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng nhẹ 5% đạt 3.379 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 24% ghi nhận 4.599 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 59% lên mức 4.606 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tại nhà băng này duy trì ở mức thấp, đạt 1,62%.

Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2024 đạt mức 238%, giảm 30 điểm % so với năm 2023. Đây là tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 2 trong hệ thống và chỉ đứng sau Vietcombank.

Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của các ngân hàng có diễn biến trái chiều. Số lượng ngân hàng có tỷ lệ CASA giảm chiếm tỷ trọng cao hơn. Trong đó, MB đã vượt Techcombank, vươn lên trở thành ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất toàn ngành đạt hơn 39%. Tuy nhiên, CASA của ngân hàng này cũng đã giảm 0,57 điểm % so với đầu năm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024, so với cuối năm 2023, số dư chứng khoán kinh doanh mà MB nắm giữ đã giảm từ 44.250 tỷ đồng xuống còn 7.932 tỷ đồng. Phần lớn chứng khoán kinh doanh mà MB đang nắm giữ là chứng khoán nợ.

Năm 2025, MB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 22% từ 1.080 tỷ đồng lên 1.318 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng trưởng 26%, dự kiến đạt trên 1 triệu tỷ đồng; huy động vốn dự kiến tăng trưởng 25%. Lợi nhuận trước thuế với mục tiêu tương đối an toàn với mức độ tăng trưởng 8-10%, tỷ lệ nợ xấu tối đa 1,7%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%.

Ngày 18/3, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - Mã: MBB) vừa công bố danh sách cập nhật về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Trong đó ghi nhận hai cổ đông mới là JUBS AG London Branch và Công ty TNHH Manulife (Việt Nam).

Cụ thể, JUBS AG London Branch nắm gần 130 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 2,13% vốn điều lệ và không có người liên quan sở hữu cổ phiếu MBB. Trong khi đó, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) sở hữu hơn 61,67 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng với 1,01% vốn; người liên quan của cổ đông này cũng giữ 0,03% vốn ngân hàng, tương đương hơn hai triệu cổ phiếu MBB.

Tổng cộng, hai cổ đông tổ chức này cùng người liên quan nắm giữ gần 194 triệu cổ phiếu MBB, tương đương sở hữu 3,17% vốn điều lệ của ngân hàng.

Theo danh sách cập nhật gần nhất vào ngày 24/10/2024, MB hiện có 4 cổ đông lớn, sở hữu tổng cộng 40,05% vốn điều lệ, bao gồm Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn; Tổng Công ty trực thăng Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông quân đội (Viettel) và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Ngoài ra, MB còn có thêm 6 cổ đông tổ chức khác, bao gồm các doanh nghiệp trong nước và các quỹ ngoại. Tổng cộng, hiện nay MB có 12 cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ, với sự tham gia của 4 cổ đông thuộc nhóm quỹ đầu tư và 8 cổ đông là các doanh nghiệp và tổng công ty nhà nước.

Lê Thanh

tudonghoangaynay.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng. VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng, chia cổ tức "khủng" bằng cổ phiếu trong năm 2025; MB hợp tác MISA, đẩy mạnh số hóa vay vốn cho doanh nghiệp SME; SeABank báo lãi quý I/2025 tăng mạnh 189%, vượt kế hoạch đề ra
Hợp tác công - tư là chìa khóa của phát triển bền vững

Hợp tác công - tư là chìa khóa của phát triển bền vững

Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên Đối thoại giữa các Nhà lãnh đạo với doanh nghiệp có chủ đề “Hợp tác công - tư vì đổi mới sáng tạo và bền vững”.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/4/2025: Tuổi Tỵ tin vui công việc, tuổi Hợi dễ gặp kẻ xấu

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/4/2025: Tuổi Tỵ tin vui công việc, tuổi Hợi dễ gặp kẻ xấu

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/04: VN-Index giữ sắc xanh nhờ nhóm tài chính – công nghệ

Thị trường chứng khoán ngày 18/04: VN-Index giữ sắc xanh nhờ nhóm tài chính – công nghệ

Sau phiên sáng giao dịch tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự chững lại vào cuối phiên khi lực bán bất ngờ gia tăng, khiến VN-Index thu hẹp đáng kể đà tăng. Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ 1,87 điểm (+0,15%) lên mức 1.219,12 điểm; HNX-Index tăng 3,52 điểm (+1,68%) đạt 213,1 điểm.
Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ

Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ

Quyết định tăng thuế nhập khẩu các ngành hàng sang Hoa Kỳ tới 46% của Tổng thống Hoa Kỳ, công bố hồi đầu tháng 4, đang trở thành mối lo ngại toàn cầu. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn 90 ngày lới lỏng, doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận việc tăng thuế vừa là thách thức, vừa là cơ hội.
Hội thảo khoa học Phát triển Giao thông xanh

Hội thảo khoa học Phát triển Giao thông xanh

Nhằm tạo một diễn đàn để các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nhà quản lý trao đổi nhu cầu, giải pháp, kết quả ứng dụng Tự động hóa và Logistics trong hỗ trợ, phát triển Giao thông xanh, Trường Đại học Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Chi hội Tự động hóa Giao thông vận tải và Logistics, Tạp chí Tự động hóa Ngày nay cùng tổ chức "HỘI THẢO KHOA HỌC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG XANH".
Công nghệ logistics trong phát triển giao thông xanh: Vai trò, thách thức và khuyến nghị

Công nghệ logistics trong phát triển giao thông xanh: Vai trò, thách thức và khuyến nghị

Giao thông xanh gồm bốn thành phần chính: phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; khả năng ứng dụng công nghệ và tự động hóa; cơ sở hạ tầng phát triển bền vững; thói quen di chuyển bền vững. Bốn thành phần này đặt ra những yêu cầu vừa hiện đại vừa phức tạp nếu muốn đảm bảo một hệ thống giao thông xanh hiệu quả và công nghệ logistics chính là một đáp án quan trọng cho những yêu cầu nói trên.
Ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải ở một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) là xu hướng tất yếu ở nhiều quốc gia. Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những quốc gia tiên phong triển khai và đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền.
Giải pháp sử dụng mã nguồn mở kết hợp AI Vision thu thập dữ liệu trong giả lập giao thông

Giải pháp sử dụng mã nguồn mở kết hợp AI Vision thu thập dữ liệu trong giả lập giao thông

Mô phỏng giao thông đô thị là công cụ quan trọng trong quy hoạch và quản lý hệ thống giao thông hiện đại. Tuy nhiên, các giải pháp thương mại hiện nay như VISSIM thường đòi hỏi chi phí đầu tư cao, trong khi nhiều bài toán giao thông không nhất thiết cần đến những công cụ phức tạp và đắt đỏ này.
Ứng dụng AI trong giao thông và đô thị xanh bền vững: Chính sách và xu hướng toàn cầu

Ứng dụng AI trong giao thông và đô thị xanh bền vững: Chính sách và xu hướng toàn cầu

AI đang trở thành xu thế toàn cầu, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, bao gồm lĩnh vực giao thông và đô thị xanh phát triển bền vững. Việc nắm bắt tổng quan các thông tin về chính sách, định hướng, sự ảnh hưởng và xu hướng ứng dụng AI trong các bài toán giao thông và đô thị thông minh trên thế giới là tham chiếu cần thiết để áp dụng vào Việt Nam.
siement
Quảng cáo
moxa