PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Người tiên phong trong sáng kiến chống Covid-19

Diễn đàn
30/06/2021 13:26
Trong khoảng thời gian gần 2 năm, PGS.TS. Phan Trung Nghĩa đã nghiên cứu chế tạo ra 5 sản phẩm giúp phòng chống Covid-19: Băng ca di động áp lực âm, Buồng áp lực dương, Xe lăn di động áp lực âm, Mũ thở khí tươi, Buồng lấy mẫu cách ly an toàn
aa

Từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, nhiều nhà khoa học luôn đồng hành cùng y bác sỹ và đội ngũ tuyến đầu chống dịch, PGS.TS. Phan Trung Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ cao su, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng không ngoại lệ. Ông còn được gọi với cái tên thân thuộc là “cha đẻ” của những thiết bị y tế chống dịch Covid-19.

Để hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm hữu ích, kịp thời hỗ trợ ngành y tế chống dịch cũng như những khó khăn mà PGS.TS. Phan Trung Nghĩa cùng đồng nghiệp đã gặp phải, hãy cùng phóng viên Tạp chí Tự động hóa ngày nay lắng nghe những chia sẻ của ông.

• Nhà khoa học Việt Nam có nhiều sản phẩm giúp sức phòng chống Covid-19

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
PGS.TS. Phan Trung Nghĩa – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ cao su, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

PV: Đến nay đã gần 2 năm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, động lực nào đã giúp ông có nhiều sáng chế hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu chống dịch trong thời gian ngắn như vậy?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Đầu năm 2020, khi dịch bùng phát tại Việt Nam, các cơ sở giáo dục đều chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến. Khi đó, tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), ngoài việc tiến hành phát khẩu trang kháng khuẩn, nước xịt tay diệt khuẩn hoàn toàn miễn phí cho các em sinh viên, lãnh đạo nhà trường cũng hỗ trợ, đóng góp một phần trong việc phòng chống dịch trong cộng đồng.

Nhận thấy diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, một giảng viên, tôi cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc phòng chống dịch Covid-19, để hỗ trợ phần nào cho các y bác sĩ, các bệnh viện,… hạn chế dịch bệnh lây lan.

Vì vậy, xuất phát từ môn hóa học xanh thuộc chuyên ngành hóa học do tôi giảng dạy, có một chương nói về khoa học thảm họa với nghĩa “khi dịch bệnh xảy ra thì bệnh viện sẽ là nơi đầu tiên bị tổn thương”, từ đây tôi và nhóm nghiên cứu đã nảy ra ý tưởng chế tạo “bảo hiểm” ứng dụng trực tiếp cho bệnh nhân mắc Covid-19 và y bác sỹ. Nói là làm, nhóm nghiên cứu của tôi đến nay đã lần lượt nghiên cứu chế tạo ra 5 sản phẩm phòng chống dịch Covid-19.

PV: Bộ 5 sản phẩm do ông cùng nhóm nghiên cứu chế tạo đảm bảo tính hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 ra sao cho ngành y tế, thưa ông?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Sản phẩm đầu tiên mà nhóm thực hiện là chiếc Băng ca di động áp lực âm, được coi là thiết bị cách ly tạm thời bệnh nhân, những người bị nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm ở bên trong của chiếc băng ca với môi trường xung quanh bên ngoài. Sản phẩm sẽ ngăn không cho virut bám trên các giọt dịch do người bệnh hoặc người đang bị lây nhiễm ra bên ngoài.

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
Nhóm sinh viên hỗ trợ PGS.TS. Phan Trung Nghĩa hoàn thiện sản phẩm Băng ca di động áp lực âm. Ảnh do nhân vật cung cấp

Sản phẩm thứ hai ra đời xuất phát từ tháng 7/2020, khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đón 120 bệnh nhân mắc Covid-19 từ Guinea Xích đạo về Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Khi đó, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã làm việc với ĐHBK với mong muốn có thiết bị hỗ trợ tránh lây nhiễm tốt nhất cho các y bác sĩ cũng như phi hành đoàn trong quá trình đón bệnh nhân trở về. Sau khi khảo sát, tôi và nhóm nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng chế tạo Buồng áp lực dương. Vì trong máy bay, luồng không khí bị nhiễm Covid sẽ bay tuần hoàn liên tục, nên sản phẩm sẽ tạo ra một luồng không khí sạch thổi vào trong buồng, vừa giúp phi hành đoàn cũng như y, bác sĩ có khoảng thời gian ngắn trên chuyến bay kéo dài 18 giờ đồng hồ có thể nghỉ ngơi ăn uống, vừa tăng độ an toàn giúp hạn chế lây lan dịch bệnh ngay trên chuyến bay.

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
Sản phẩm Buồng áp lực dương được ứng dụng trên chuyến bay của Vietnam airlines đón 120 120 bệnh nhân mắc Covid-19 từ Guinea Xích đạo về Việt Nam. Ảnh do nhân vật cung cấp

Tiếp đến là sản phẩm Xe lăn di động áp lực âm, sẽ dành cho những bệnh nhân có tình trạng nhẹ, họ có thể ngồi trên xe lăn được bọc nhựa kín tạo ra áp lực âm và y, bác sĩ có thể vận chuyển bệnh nhân đi từ cơ sở y tế này đến cơ sở y tế khác, hoặc từ sân bay đến cơ sở y tế,… dễ dàng, thuận tiện hơn.

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
Sản phẩm Xe lăn di động áp lực âm. Ảnh do nhân vật cung cấp

Mũ thở khí tươi (hay còn gọi là máy lọc khí di động), là sản phẩm trang bị cho đội ngũ y bác sỹ khi tiếp xúc với bệnh nhân. Với sản phẩm này, luồng không khí bẩn sẽ đi qua màng lọc và siêu vi lọc tạo ra không khí sạch cho y bác sĩ, giúp người sử dụng tăng thêm khí oxi.

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
Sản phẩm Mũ thở khí tươi được thử nghiệm. Ảnh do nhân vật cung cấp

Cuối cùng là sản phẩm gần đây nhất – Buồng lấy mẫu cách ly an toàn, nhân viên y tế không cần trang phục phòng dịch vẫn có thể lấy mẫu xét nghiệm, test nhanh Covid cho bệnh nhân bằng cánh tay y tế độc lập. Ở bên trong buồng lấy mẫu sẽ tạo ra một luồng không khí sạch liên tục thổi và không khí bẩn ở bên ngoài sẽ không tuồn vào được.

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
Thử nghiệm sản phẩm Buồng lấy mẫu cách ly an toàn. Ảnh do nhân vật cung cấp

PV: Nghiên cứu chế tạo sản phẩm trong bối cảnh dịch Covid-19 và giãn cách, ông đã làm thế nào để vượt qua điều kiện làm việc như thế?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Khi bị cách ly và giảng dạy bằng hình thức trực tuyến, nhóm nghiên cứu sử dụng hệ thống Ms Teams để trao đổi với nhau.

Khi làm nghiên cứu, tôi có thêm sự hỗ trợ của sinh viên K61, 62, 64 thuộc các ngành học khác nhau, các em đều ở trong ký túc xá nên cũng tương đối thuận tiện. Sinh viên sẽ hỗ trợ cho tôi một số công việc như khảo sát, nghiên cứu chất lượng sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm. Ví dụ, có bạn phải nằm trong băng cao áp lực âm và mở máy chạy liên tục để cảm nhận xem thở có dễ không, có khó chịu không hoặc có bạn ngồi trên xe lăn, có bạn đội mũ đi đi lại lại.

PV: Vậy ông cân bằng giữa thời gian hoạt động chuyên môn bấy lâu nay và nghiên cứu như thế nào?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Khi dịch Covid bùng phát, về mặt chuyên môn nghiên cứu, tôi có hợp tác với nước ngoài nhưng ít nhiều vẫn bị hạn chế. Còn về vấn đề giảng dạy, bài giảng dạy theo giáo trình online cho nên thời gian cũng cố định.

Khoảng thời gian còn lại, ngoài công tác quản lý ở trong trường, toàn bộ những thời gian ngoài giờ còn lại hầu như tôi dành hết cho nghiên cứu. Tuy nó không cố định ngày giờ cụ thể nhưng có thể diễn ra trong cả tháng liên tục, cứ khi nào có thời gian rảnh là nghiên cứu, có những hôm làm cả đêm cũng thấy bình thường.

PV: Để mỗi sản phẩm ra đời không chỉ đòi hỏi ý chí, công sức mà cần cả nguồn lực tài chính, ông làm thế nào để huy động được nguồn lực này?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, Đại học Pháp ngữ (AUF) có thông báo về quỹ tài trợ cho các dự án liên quan đến phòng chống Covid (quỹ này dành cho khoảng 92 nước trên toàn thế giới với tổng số 2.000 hồ sơ). Việt Nam đăng ký 4 dự án và ĐHBKHN có dự án Băng ca di động áp lực âm (bắt đầu từ tháng 6/2020) được chọn. Sau khi có kinh phí, nhóm nghiên cứu phải thực hiện trong thời gian 3 tháng và nhóm đã đặt quyết tâm thực hiện sản phẩm để ứng dụng triển khai được thực tế.

Tuy nhiên, với kinh phí hỗ trợ này, nhóm nghiên cứu đã mua vật tư và vật liệu, kèm theo hỗ trợ một ít cho sinh viên lên trường làm, còn các thầy cô hoàn toàn không có lợi nhuận. Do đó, đến tháng 10 thì hết kinh phí và để những sản phẩm sau đó được hoàn thiện, tôi phải tự bỏ kinh phí để nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm cũng kêu gọi các mạnh thường quân trong và ngoài trường trên cả nước hỗ trợ để có nguồn mua các nguyên vật liệu nhằm tạo ra các sản phẩm phi lợi nhuận chuyển đến các vùng đang có dịch.

PV: Những sản phẩm phòng chống Covid do nhóm chế tạo đã được ứng dụng ở đâu, đánh giá hiệu quả sản phẩm như thế nào, thưa ông?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Sản phẩm đầu tiên là Băng ca di động áp lực âm đã chuyển đến đến Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai; Buồng áp lực dương được lắp ở trên máy bay của Vietnam Airlines; Mũ lọc không khí được chuyển đến Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa và đã đến được những vùng có dịch.

pgsts phan trung nghia nguoi tien phong trong sang kien chong covid 19
Lễ trao tặng sản phẩm Băng ca di động áp lực âm cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ngày 14/10/2020. Ảnh cho nhân vật cung cấp

Sau khi những cơ sở trên sử dụng sản phẩm, chúng tôi đều nhận được phản hồi rất tích cực. Bên cạnh đó, họ cũng góp ý trên từng sản phẩm để chúng tôi có thể cải tiến hướng đến sự gọn nhẹ, thuận tiện hơn nữa trong sử dụng hoặc là thời gian sử dụng dài hơn. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận và hoàn thiện để cho các sản phẩm tiếp theo sẽ phù hợp hơn.

PV: Sau những sản phẩm đã ra đời, ông có dự định chế tạo sản phẩm liên quan đến phòng chống Covid nữa hay không?

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa: Thực tế, chuyên ngành của nhóm không liên quan nhiều đến y tế, nên việc giải quyết những vấn đề, hiện tượng, sự việc đều mang tính chất đưa ra sản phẩm ứng dụng để hỗ trợ. Vì vậy, tôi cùng nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm đã chế tạo nhằm gọn nhẹ hơn, thuận tiện hơn. Ngoài ra, với những sản phẩm mới, chúng tôi cũng đang nghiên cứu với mục đích hỗ trợ tốt nhất cho các y, bác sĩ hoặc những người đang bị nhiễm Covid.

Cảm ơn ông về những chia sẻ trên.

Hương Duyên – Thu Trang

Bài liên quan
mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.