acecook

Thăng trầm cùng lịch sử

Văn hoá giải trí
15/02/2025 04:04
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
aa
Người Hà Nội ăn đồ Tây từ bao giờ? Quê hương là chùm khế ngọt

Chính vì thế, Văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Thăng trầm cùng lịch sử", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.

Thăng trầm cùng lịch sử
Hà Nội xưa - Ảnh tư liệu

Những thăng trầm trong lịch sử ảnh hưởng thế nào đến văn hóa ẩm thực? Đây là một vấn đề ít người quan tâm nghiên cứu. Tôi cho rằng đó cũng là một khiếm khuyết trong nghiên cứu lịch sử của nước nhà. Chúng ta đã quá tập trung vào tìm hiểu lịch sử chiến tranh, lịch sử dựng nước và giữ nước mà chưa dành một tỷ lệ xứng đáng cho nghiên cứu lịch sử văn hóa, trong đó có lịch sử văn hóa ẩm thực. Khi hiểu rõ những nguyên nhân thăng trầm trong lịch sử văn hóa ẩm thực Hà Nội, chúng ta mới có giải pháp để gìn giữ và phát triển văn hóa ẩm thực của Thủ đô ta.

Chúng tôi chưa có điều kiện và vì sinh sau đẻ muộn nên không thể tìm hiểu cặn kẽ về ẩm thực Hà Nội từ những ngày đầu của thế kỷ 19; tuy nhiên, có thể qua thực tế lịch sử Hà Nội mà phân chia lịch sử ẩm thực gắn liền với những thăng trầm của Hà Nội trong thời cận hiện đại ở một vài mốc sau:

Trước 1945: Đây là thời kỳ ẩm thực Hà Nội có những bước phát triển theo chiều sâu vì quá trình đô thị hóa được hình thành mạnh mẽ với thể thức cai trị theo kiểu tư bản thực dân của thực dân Pháp. Trong thời kỳ này, tầng lớp thị dân Việt Nam được phát triển và ở Hà Nội đã hình thành một trường phái ẩm thực đặc biệt mang phong cách ẩm thực đậm nét Hà Nội.

Chả cá Lã Vọng Hà Nội đã ra đời vào thời kỳ này, và là một trong những sáng tạo thực sự của Hà Nội, có lý lịch thật rõ ràng, không ai phải tranh luận.

Cũng trong giai đoạn này, nhiều đồ ăn, thức uống Hà Nội được hình thành và nâng lên tới đỉnh cao như phở Hà Nội, nem rán Hà Nội, bún chả Hà Nội, bánh cuốn Hà Nội, bánh cốm Hà Nội…, và nhiều món ăn khác mà ta cần truy cứu và sưu tầm.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954:

Vào giai đoạn này, một bộ phận lớn cư dân Hà Nội đã rời Thủ đô, tỏa đi các vùng từ Việt Bắc đến khu III, khu IV, Nam Bộ… để tham gia kháng chiến. Những lớp người Hà Nội gốc này đã đem theo cả một kinh nghiệm sống của dân đô thị và cả kỹ năng ẩm thực đến khắp mọi miền. Nhiều món ăn Hà Nội vì thế có cơ hội lan tỏa ra vùng kháng chiến, vùng tự do. Ngược lại, người Hà Nội kháng chiến, người Hà Nội tản cư cũng có cơ hội học hỏi thêm được nhiều món ăn đặc sắc từ các vùng miền của tổ quốc. Tuy vậy, trong điều kiện chiến tranh trường kỳ và gian khổ, đại đa số người Hà Nội kháng chiến phải sống cảnh cơm không đủ no, áo không đủ mặc và thực hiện chủ trương ba cùng - “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với tầng lớp bà con nghèo khổ, mọi biểu hiện “hưởng thụ” kiểu thị dân đều bị lên án. Bởi thế, lớp người Hà Nội kháng chiến này không có cơ hội và khả năng để gìn giữ những di sản ẩm thực vốn đã tích lũy được.

Thăng trầm cùng lịch sử
Bộ đội ta từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Cũng trong giai đoạn này, có một bộ phận cư dân Hà Nội sống trong Hà Nội tạm chiếm. Những cư dân thuộc tầng lớp trung lưu cũ và mới này có điều kiện thuận lợi về kinh tế và vật chất để duy trì lối ăn uống vốn có từ trước năm 1945 ở Hà Nội và lối sống đô thị vùng tạm chiếm cũng đã làm cho một số giá trị văn hóa ẩm thực được giữ gìn và phát triển, tiếp thu thêm được các giá trị của bên ngoài.

Giai đoạn từ 1954 - 1975:

Sau Hiệp định Genève, Hà Nội được giải phóng, nước nhà tạm thời bị chia cắt. Người Hà Nội gốc đi kháng chiến trở về Hà Nội. Người Hà Nội mới từ các vùng miền khác cũng tham gia vào thành phần cư dân Hà Nội. Một bộ phận cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết được đưa từ miền Nam ra. Những lớp người này đã mang về Hà Nội một sức sống chính trị, văn hóa mới và cả những tập quán ăn uống mới.

Cũng trong thời kỳ đó, một bộ phận cư dân Hà Nội gốc đã di cư vào Nam hoặc ra nước ngoài. Nhóm cư dân này cũng đem theo những di sản ẩm thực của Hà Nội trước năm 1954 và lưu truyền nó ở miền Nam hay những vùng miền khác.

Do điều kiện kinh tế xã hội trong thời kỳ sau chiến tranh và bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc nên dân cư Hà Nội trong những năm này phải sống trong điều kiện “thắt lưng buộc bụng” và “dành tất cả cho tiền tuyến chống Mỹ”. Thời kỳ cơm không đủ ăn với mọi nhà, nên hầu như việc ăn của người Hà Nội chỉ dừng lại ở chỗ cố gắng có đủ lương thực để mà sống, để sản xuất và chiến đấu. Mọi lối ăn uống thông thường vốn có từ xưa như chế biến bún, bánh, các loại quà đặc sản Hà Nội đều bị cấm đoán hoặc hạn chế. Nghệ thuật ẩm thực bị kìm hãm không có đất phát triển, nhiều giá trị di sản văn hóa ẩm thực bị mai một.

Giai đoạn từ 1975 - 1986:

Đây là thời kỳ cả nước sống trong chế độ bao cấp. Văn hóa ẩm thực chẳng những của Hà Nội mà hầu như của cả nước bị đe dọa nghiêm trọng và không có điều kiện để bảo tồn, phát triển.

Từ 1986 tới nay:

Sau đổi mới, đời sống kinh tế đã dần dần được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO với cơ chế thị trường, ẩm thực Hà Nội tại chính Thủ đô và trong đời sống của người Hà Nội ở các vùng miền khác trong cả nước dần dần được phục hồi. Nhiều giá trị mới đã được phát triển.

Thăng trầm cùng lịch sử
Lễ hội ẩm thực Hà Nội - ảnh internet

Nhắc lại những cái mốc lịch sử của nghệ thuật ẩm thực nước nhà mà tiêu biểu là nghệ thuật ẩm thực Hà Nội đằng đẵng suốt hơn nửa thế kỷ qua để thấy rằng do hoàn cảnh kinh tế, chính trị mà văn hóa ẩm thực của người Hà Nội tại chính Thủ đô Hà Nội đã trải qua không ít thăng trầm, có những giá trị đã bị mai một.

Để phục hồi và phát triển nền văn hóa ẩm thực rực rỡ của Thủ đô, không còn con đường nào khác là cần tăng cường khơi dậy những giá trị đã bị mai một trong quá khứ.

Tác giả Vũ Thế Long

tudonghoangaynay.vn

chao-mung-ngay-bao-chi
Tin bài khác
Bế mạc Hội báo toàn quốc 2025: Mở ra một trang mới cho nền báo chí cách mạng

Bế mạc Hội báo toàn quốc 2025: Mở ra một trang mới cho nền báo chí cách mạng

Chiều 21/6, Lễ bế mạc Hội báo toàn quốc 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, kết thúc chuỗi sự kiện sôi nổi, nhiều dấu ấn nhân Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Sinh viên lĩnh vực khoa học, công nghệ được đề xuất hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng

Sinh viên lĩnh vực khoa học, công nghệ được đề xuất hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng

Ngày 20/6, Bộ GDĐT giới thiệu dự thảo Nghị định chính sách học bổng cho sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đối với một số đại học khu vực phía Nam. Theo đó, sinh viên các ngành khoa học cơ bản, kỹ thuật then chốt và công nghệ chiến lược có thể được hỗ trợ 3,63 triệu đồng mỗi tháng, theo đề xuất của Bộ Giáo dục.
Phát biểu của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Tự động hoá Ngày nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương sáng 21/6, tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 21/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Báo in ngày ấy: Hương vị trong từng ký ức

Báo in ngày ấy: Hương vị trong từng ký ức

Báo in từng là linh hồn của những sạp báo tấp nập, nơi hàng nghìn tờ báo được bán ra mỗi ngày. Giờ đây, nó trở thành ký ức văn hóa khó phai, lưu giữ trong lòng những người trân trọng giá trị của từng trang giấy.
Đạm Cà Mau: Kỳ vọng mới từ chính sách VAT và chiến lược đa ngành

Đạm Cà Mau: Kỳ vọng mới từ chính sách VAT và chiến lược đa ngành

Sau hơn mười năm khẳng định vị thế “hạt ngọc phương Nam” trong ngành urê, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đang bước vào giai đoạn tăng tốc mới. Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2025 khả quan, cộng hưởng với chính sách thuế VAT 5 % dành cho phân bón từ 1 / 7 / 2025, được xem như “cú huých kép” mở rộng dư địa sinh lợi và tạo nền tảng để doanh nghiệp vươn sang các mắt xích giá trị gia tăng cao hơn trong nông nghiệp.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc nâng tầm chiến lược của báo chí cách mạng trong kỷ nguyên số

Diễn đàn Báo chí toàn quốc nâng tầm chiến lược của báo chí cách mạng trong kỷ nguyên số

Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần thứ II, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025 đã thành công với 12 phiên thảo luận, trong đó có 10 phiên với những chủ đề sâu sắc, khái quát thực trạng, khó khăn, thách thức của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua và định hướng một nền báo chí số trong kỷ nguyên mới.
Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/6 khép lại với sắc đỏ nhẹ trên chỉ số VN Index nhưng lại mở ra nhiều tín hiệu tích cực ở chiều sâu thị trường. Dòng tiền không còn mặn mà với nhóm vốn hóa lớn, mà đang tìm cơ hội ở midcap và các nhóm ngành hưởng lợi từ đầu cơ và câu chuyện riêng. Mặc dù chỉ số giảm nhẹ, xu hướng tăng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/6/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu

Sáng 20/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu toàn quốc, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
siement
Quảng cáo
moxa