Thêm nhiều cơ hội cho chi hội khi công nghệ tự động hóa ngày càng được ghi nhận

Tin tức hội
31/01/2025 09:09
Ngày 09/11/2024, Chi hội Tự động hoá Giao thông Vận tải và Logistics (Chi hội TĐH GTVT và Logistics) chính thức ra mắt. Đây là chi hội chuyên ngành đầu tiên thuộc Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA), thành lập trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
aa
Ra mắt Chi hội Tự động hoá Giao thông Vận tải và Logistics GS.TS. Lê Hùng Lân giữ chức Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam

Tạp chí Tự động hóa Ngày nay đã có cuộc trao đổi với GS.TS. Lê Hùng Lân - Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Chủ tịch Chi hội TĐH GTVT và Logistics, trên số báo đặc biệt Xuân Ất Tỵ 2025 về vai trò và định hướng hoạt động của Chi hội trong thời gian tới.

TĐH GTVT và Logistics là lĩnh vực tiên phong, đảm nhiệm vai trò huyết mạch, nền tảng

Đầu tiên xin ông cho biết lý do thành lập Chi hội TĐH GTVT và Logistics?

GS.TS. Lê Hùng Lân: Hiện nay, đất nước chúng ta đang đứng trước một kỷ nguyên phát triển mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên chuyển đổi số. Chuyển đổi số trở thành động lực cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế quốc dân. Tự động hóa có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số, tự động hóa không chỉ là các hệ thống điều khiển thiết bị, mà còn là nơi kết nối, tích hợp thế giới vật lý với thế giới số.

Theo nghĩa này, TĐH cũng là bản chất hay khởi đầu của chuyển đổi số. Nhận thức được vai trò quan trọng này của tự động hóa và nhu cầu thực tế là phải có các hoạt động sâu hơn, chuyên môn hoá hơn, lãnh đạo Hội TĐH Việt Nam đã đưa ra chủ trương xây dựng các chi hội chuyên ngành để tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động tự động hóa chuyên sâu cho từng lĩnh vực.

GTVT là một trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nhưng có vai trò huyết mạch, rất quan trọng nên cần đi đầu trong phát triển, làm nền tảng cho các lĩnh vực khác. Điều này đã được thừa nhận trên thế giới và tại Việt Nam.

Chuyển đổi số hay TĐH trong GTVT là ứng dụng công nghệ tiên tiến để chuyển đổi các hệ thống quản lý, điều hành, giám sát, khai thác, vận hành trong GTVT từ thủ công sang tự động sử dụng các thiết bị số, thay thế cho con người, giúp tăng hiệu quả sản xuất trong GTVT. Nhu cầu xây dựng hệ thống giao thông thông minh trong nước đang ngày càng trở nên mạnh mẽ, phổ biến ở các đô thị và đường cao tốc trên toàn quốc là một minh chứng cho sự phát triển ứng dụng tự động hóa hay chuyển đổi số trong GTVT.

Trong bối cảnh đó, Chi hội TĐH GTVT và Logistics ra đời với mục tiêu tập hợp các cá nhân, tổ chức có nhiệt huyết; các chuyên gia có kinh nghiệm; các nhà khoa học có trình độ; tất cả cùng chung mục tiêu được đóng góp cho sự phát triển của ngành TĐH GTVT, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.​

Thêm nhiều cơ hội cho chi hội khi công nghệ tự động hóa ngày càng được ghi nhận
GS. TS. Lê Hùng Lân, Chủ tịch Chi hội Tự động hóa GTVT và Logistics phát biểu trong buổi Lễ ra mắt Chi hội (Ảnh: Hoàng Tùng)

Là một người có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực GTVT và KHCN, ông có niềm tin sẽ tập hợp được các hội viên cá nhân, các nhà khoa học, các viện, trường, doanh nghiệp trong lĩnh vực GTVT và Logistics, tạo thành sức mạnh để tổ chức các chương trình, đề tài, dự án, đóng góp vào sự phát triển của ngành TĐH Việt Nam?

GS.TS. Lê Hùng Lân: Tự động hóa trong GTVT và Logistics là lĩnh vực được nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp KHCN quan tâm, tham gia đóng góp. Trường Đại học GTVT là một trong các đơn vị đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu về Tự động hóa trong GTVT và Logistics. Từ năm 1995, nhà trường đã đào tạo khóa kỹ sư đầu tiên có tên là Điều khiển học trọng GTVT, về sau đổi thành Tự động hóa.

Với quá trình 30 năm đào tạo, khoảng 1500 kỹ sư ngành này ra trường đã có đóng góp xứng đáng trong sự phát triển của xã hội nói chung và ngành GTVT nói riêng.

Gần đây, nhận thức được nhu cầu mới của xã hội và ngành GTVT, từ năm 2021, trường đại học GTVT đã mở ngành đào tạo kỹ sự hệ thống giao thông thông minh và hiện là trường đại học duy nhất trên cả nước đào tạo ngành này. Các cán bộ giảng viên ngành tự động hóa của trường đại học GTVT cũng đã đi đầu trong nghiên cứu, thực hiện nhiều đề tài, dự án về hệ thống giao thông thông minh, tự động hóa trong đường sắt,…

Với uy tín, kinh nghiệm đã được tích lũy như vậy, tâp thể các cán bộ, giảng viên về TĐH của trường đại học GTVT đã trở thành điểm đến, nơi kết nối với các đơn vị, tổ chức nghiên cứu, quản lý, doanh nghiệp khác trong giải quyết các bài toán liên quan của ngành GTVT. Tiêu biểu là sự kết hợp với Sở GTVT Hà Nội, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT để xây dựng đề án giao thông thông minh cho thành phố Hà nội vừa qua. Đây có thể được coi là một trong những hình mẫu và dấu mốc ban đầu cho sự kết nối, bắt tay của các chuyên gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực GTVT.

Sau khi Chi hội ra đời, càng thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác phát triển mạnh hơn nữa.​ Với vai trò là người đứng đầu Chi hội TĐH GTVT và Logistics, tôi tin Chi hội sẽ tập hợp được các cá nhân có cùng nguyện vọng đóng góp kinh nghiệm cho sự phát triển của ngành TĐH GTVT và Logistics. Sự ra đời này đáp ứng nhu cầu khách quan về sự hợp tác, cộng tác sâu, rộng để chung vai gánh vác trọng trách của ngành, đồng thời đáp ứng nguyện vọng được chia sẻ kiến thức của các nhà khoa học, mong muốn có một diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, chung tay phát triển ngành GTVT, phát triển đất nước.

“Có cơ hội, có thách thức mới có sự phát triển…”

Ông đánh giá như thế nào về ứng dụng tự động hóa trong ngành GTVT và Logistics tại Việt Nam hiện nay?

GS.TS. Lê Hùng Lân: Như đã nói ở trên, phát triển ứng dụng TĐH GTVT và Logistics như chìa khóa của chuyển đổi số, có vai trò và nhu cầu rất lớn hiện nay. TĐH đã lan tỏa trong nhiều lĩnh vực của ngành GTVT. Trong công tác quản lý điều hành, TĐH còn được gọi là hệ thống giao thông thông minh, phục vụ công tác quản lý của các cơ quan nhà nước như Bộ GTVT, các Sở GTVT, đồng thời góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Trên các phương tiện giao thông như xe ô tô, tàu thuyền, máy bay,… các hệ thống tự động hóa ngày càng phát triển, thay thế dần con người.

Thêm nhiều cơ hội cho chi hội khi công nghệ tự động hóa ngày càng được ghi nhận
Công nghệ tự động hóa được ứng dụng rộng rãi tại các lĩnh vực và ngày càng được ghi nhận (Ảnh: Internet)

Khi di chuyển với tốc độ cao, các hệ thống thông tin tín hiệu, tự động điều hướng trên phương tiện là không thể thiếu. Người dân khi tham gia giao thông cần những ứng dụng tự động chỉ đường, hướng dẫn chuyến đi, hướng dẫn cách thức chuyển đổi phương tiện, thanh toán điện tử,... Logistics cũng như vận tải, với bản chất là tối ưu hóa quá trình cung ứng, vận chuyển luôn cần các hệ thống tự động quản lý, giám sát chuỗi cung ứng hàng hóa cũng như thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động nâng hạ, di chuyển hàng,… trong kho tự động. Đây là những ví dụ rõ nét về những bài toán ứng dụng đa dạng, rộng khắp mà ngành TĐH GTVT và Logistics phải tham gia giải quyết.

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, nhu cầu xử lý dữ liệu lớn và kết nối các thiết bị, thành phần của hệ thống GTVT là xu hướng rõ nét. Vì vậy, những người làm việc trong lĩnh vực TĐH GTVT và Logistics phải liên tục đổi mới, sáng tạo, trong nghiên cứu và đào tạo để đảm nhiệm vai trò tiên phong, dẫn dắt trong công cuộc thúc đẩy chuyển đổi số GTVT phát triển.

Chi hội TĐH GTVT và Logistics có định hướng hoạt động như thế nào góp phần vào sự phát triển ngành Giao thông vận tải và Logistics Việt Nam, thưa ông?

GS.TS. Lê Hùng Lân: Để đảm nhiệm và xứng đáng với vai trò tiên phong, huyết mạch, Chi hội TĐH GTVT và Logistics phải làm tốt các chức năng của mình, đặc biệt là chức năng kết nối, phản biện, và đào tạo.

Chức năng kết nối, cụ thể là kết nối các viện, trường, doanh nghiệp. Để thực hiện được chức năng đó, Chi hội phải chủ động xâm nhập thực tế, tìm hiểu nhu cầu xã hội, tổ chức các diễn đàn, hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, cũng như nhu cầu các bên.

Chức năng khác là phản biện xã hội, phản biện các dự án, các quy định, các luật của nhà nước (ví dụ như Luật đường bộ, các quy định triển khai Thành phố thông minh, giao thông thông minh); tham gia xây dựng các tiêu chuẩn của hệ thống giao thông thông minh,…

Chức năng quan trọng tiếp theo là thực hiện tốt công tác đào tạo, phổ biến kiến thức. Đào tạo ở đây khác với đào tạo chuyên sâu trong các trường đại học. Ở đây, với vai trò, kiến thức của các chuyên gia đầu ngành trong Chi hội, chúng ta có thể tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ địa phương, của các cơ quan. Ví dụ, đào tạo kiến thức giao thông thông minh cho cán bộ sở GTVT; bồi dưỡng các khóa đào tạo kiến thức về giao thông tự động trên cổng thông tin, trên đường cao tốc, trên đường sắt. Các hội thảo chuyên đề cũng là dịp để các nhà khoa học, các doanh nghiệp giới thiệu các giải pháp, thiết bị, dịch vụ mới cho cộng đồng.

Khi đã xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, chúng ta không còn cách nào khác là phải làm thật tốt. Làm tốt để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành GTVT và Logistics Việt Nam.

Ông nhìn thấy thời cơ và thách thức nào cho Chi hội trong thời gian tới?

GS.TS. Lê Hùng Lân: Vai trò của ngành TĐH, đã được các nhà quản lý, lãnh đạo, các nhà khoa học ghi nhận ngay từ khi ra đời. Khoa học công nghệ càng phát triển, sự đóng góp của ngành càng được đánh giá cao. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò, nhiệm vụ của ngành TĐH càng được đánh giá cao.

Bên cạnh đó, nền khoa học công nghệ Việt Nam phát triển, trình độ của các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành được nâng cao, cùng với nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, ngành TĐH đang phát triển mạnh mẽ.

Chi hội TĐH GTVT và Logistics được thành lập trong bối cảnh chuyển đổi số, bên cạnh những thuận lợi chung, chúng ta phải đối mặt với không ít thách thức. Về mặt chủ quan, chúng ta chưa khẳng định được rõ nét vai trò của Chi hội, chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ được giao.

Về mặt khách quan, hiện công nghệ phát triển rất nhanh, các ngành không chỉ phát triển đơn độc mà phải phát triển liên ngành, ví dụ như TĐH rất gần với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ điện tử,… chúng ta phải biết kết hợp, ứng dụng nhuần nhuyễn kiến thức của các ngành trên vào thực tiễn cuộc sống.

Thời gian tới, chúng ta phải vượt qua những thách thức, rào cản trên. Bản thân mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong Chi hội phải nỗ lực cập nhật thông tin mới, kiến thức mới, nỗ lực phát triển bản thân để làm chủ được lĩnh vực mình nghiên cứu, làm việc sáng tạo trong môi trường liên ngành liên tục biến chuyển. Các doanh nghiệp, các thành viên phải có sự kết nối chặt chẽ hơn với Chi hội, hoạt động hiệu quả vì nhiệm vụ chung.

Cần đối mặt với thách thức để có cơ hội khẳng định vai trò của Chi hội. Chúng ta cần thời gian nhưng phải làm nhanh và làm tốt. Trong mọi hoàn cảnh, không sợ thách thức, vì có thách thức mới có sự phát triển, đó là nguyên lý bất biến.

Xin cảm ơn Giáo sư đã chia sẻ!

NGUYỄN HẠNH (thực hiện)

tudonghoangaynay.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/4/2025: Tuổi Mão kém may mắn, tuổi Dần tiền rủng rỉnh

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/4/2025: Tuổi Mão kém may mắn, tuổi Dần tiền rủng rỉnh

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 10/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Robot len lỏi tìm kiếm nạn nhân trong thảm họa

Robot len lỏi tìm kiếm nạn nhân trong thảm họa

Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm MIT Lincoln phối hợp với Trường Đại học Notre Dame đã sáng tạo ra một mô hình robot ống dây có thể len lỏi giữa các đống đổ nát để tìm kiếm nạn nhân trong thảm họa.
Nhận định phiên giao dịch ngày 10/4: Kỳ vọng cân bằng sau chuỗi giảm sâu

Nhận định phiên giao dịch ngày 10/4: Kỳ vọng cân bằng sau chuỗi giảm sâu

Sau chuỗi giảm sâu kéo dài, nhiều cổ phiếu trên sàn HoSE đã mất tới 30% giá, mức chiết khấu còn cao hơn tại HNX và UPCoM. Cùng với đó, áp lực bán giải chấp phần lớn đã được xử lý, tạo điều kiện cho thị trường ổn định trở lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trong các quyết định giao dịch, đặc biệt tránh FOMO khi thị trường bất ngờ tăng mạnh.
Mô hình S.T.I.D: Con đường để Việt Nam phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững

Mô hình S.T.I.D: Con đường để Việt Nam phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững

Mô hình S.T.I.D (Science. Technology. Innovation. Digital): Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số đã phản ánh xu hướng toàn cầu và là một chiến lược quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển một xã hội số hiện đại và bền vững.
Hàm Cá Mập - Một thời để nhớ của Thủ đô Hà Nội

Hàm Cá Mập - Một thời để nhớ của Thủ đô Hà Nội

Việc dỡ bỏ Hàm Cá Mập là điều không tránh khỏi trong bối cảnh phát triển đô thị. Đó được xem là dấu mốc quan trọng trong việc hiện đại hóa và mở rộng không gian công cộng của thành phố. Tuy nhiên, Hàm Cá Mập vẫn là biểu tượng "một thời để nhớ" của nhiều người dân Thủ đô.
Thị trường chứng khoán ngày 9/4: Lực cầu trở lại, thị trường nỗ lực tìm điểm cân bằng

Thị trường chứng khoán ngày 9/4: Lực cầu trở lại, thị trường nỗ lực tìm điểm cân bằng

Thị trường tiếp tục giảm sâu nhưng lực cầu bắt đáy đã xuất hiện giúp thu hẹp đà giảm và tạo nền cho nỗ lực cân bằng. Sàn HoSE vẫn ghi nhận gần 150 mã giảm sàn, dù vậy thanh khoản tăng và số mã giữ sắc xanh cải thiện cho thấy dòng tiền đang trở lại thăm dò, hé mở kỳ vọng cho một nhịp hồi kỹ thuật trong các phiên tới.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam linh hoạt ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ

Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam linh hoạt ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ

Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần trong đợt áp thuế toàn cầu mới, có hiệu lực từ ngày 9-4. TĐHNN tổng hợp những thông tin mới nhất về ứng phó từ phía Việt Nam và đánh giá tác động của chính sách này đến các doanh nghiệp công nghệ.
Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"

Manulife phối hợp cùng Diễn đàn Kinh tế thế giới phát động cuộc thi "Đổi mới vì tương lai dân số châu Á"

Với tổng giá trị giải thưởng lên đến 200.000 đô la Canada, cuộc thi kêu gọi các startup, tổ chức, cá nhân… đóng góp những giải pháp về củng cố nền tảng tài chính trong dài hạn, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời tại khu vực châu Á.
Quý I/2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Quý I/2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 9,5%.
Vai trò của AI và tự động hóa trong chế tạo đường ống

Vai trò của AI và tự động hóa trong chế tạo đường ống

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp đang trải qua một sự chuyển đổi lớn, được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa. Một trong những ngành công nghiệp bị tác động nhiều nhất là chế tạo đường ống, nơi các phương pháp truyền thống thường kém hiệu quả với chi phí cao và gặp nhiều sai sót.
siement
Quảng cáo
moxa