Thị trường chứng khoán ngày 2/12: VN Index tăng nhẹ, thanh khoản thấp Thị trường chứng khoán ngày 3/12: VN Index điều chỉnh tăng nhẹ, thanh khoản cải thiện |
VN Index có phiên giảm sâu sau khi chạm đỉnh ngắn hạn ở vùng 1.258 điểm. Ngược lại, nhóm dầu khí là điểm sáng của thị trường với mức tăng 0,8% |
Phiên giao dịch ngày 4/12, VN Index tiếp tục diễn biến tiêu cực khi lực bán áp đảo ngay từ đầu phiên và duy trì sắc đỏ đến khi kết thúc. Chỉ số giảm mạnh 9,42 điểm, tương đương 0,75%, xuống còn 1.240,41 điểm, với 281 mã giảm và chỉ 109 mã tăng. HNX Index cũng giảm 0,3%, còn 224,62 điểm, trong khi UPCoM Index giữ nguyên mốc 92,44 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường duy trì ở mức thấp, đạt gần 15,7 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE chiếm hơn 13,9 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt gần 6,2 nghìn tỷ.
Hầu hết các nhóm ngành đều ghi nhận đà giảm mạnh. Nhóm bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với mức giảm 1,79% do áp lực từ các mã như MWG -2,8%, FTR -0,3%, PET -1%, DHT -3,2%... Nhóm chứng khoán cũng giảm 1,52%, với các mã lớn như VND -3,6%, VIX -1,7%, SSI -1%, và HCM -1,6%... đóng cửa trong sắc đỏ.
Nhóm công nghệ thông tin mất 1,13%, do áp lực giảm từ các mã FPT -1%, CMG -3,1% và ELC -2,6%. Nhóm bất động sản giảm 1%, với các mã như DXG -2,6%, VRE -2,3%, và VHM -2%... dẫn đầu xu hướng giảm.
Ngược lại, nhóm dầu khí là điểm sáng của thị trường với mức tăng 0,8%, nhờ đà tăng từ các mã OIL +3,4%, BSR +1% hay LPX +0,8%... Ngoài ra, nhóm xây dựng và vật liệu tăng nhẹ 0,39%, trong khi nhóm hàng và dịch vụ công nghiệp tăng 0,05%, với các mã nổi bật như HAH +4,5%, VOS +2,9%, DL1 +5,7%...
Bất chấp xu hướng giảm chung, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ ghi nhận diễn biến tích cực. APH tăng trần lên 7.010 đồng/cp với lượng dư mua trần hơn 1,2 triệu đơn vị. Các cổ phiếu khác như YEG, AGG, HNT, VC2, DBT cũng tăng mạnh, cho thấy dòng tiền có dấu hiệu tìm đến các mã đầu cơ.
Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng trên cả ba sàn với tổng giá trị hơn 650 tỷ đồng. Trên sàn HoSE, các mã bị bán mạnh gồm MWG (-260 tỷ), FPT (-134 tỷ), VRE (-83 tỷ) và VNM (-75 tỷ). Ở chiều ngược lại, các mã được mua ròng đáng kể gồm HAH (72 tỷ), MSN (66 tỷ) và TCB (44 tỷ).