acecook

Thực hiện đủ 3 biện pháp để đảm bảo thành công chuyển đổi số giáo dục đại học

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
01/12/2023 18:34
Để thực hiện CĐS số thành công cần nâng cao kiến thức kỹ thuật số; tăng cường “Lực lượng đặc nhiệm” về công nghệ thông tin và kỹ thuật số; khảo sát các công nghệ một cách triệt để để áp dụng; tích hợp và khai thác sức mạnh của dữ liệu số; tự động hóa các quy trình.
aa

Nếu các trường đại học muốn thăng hạng trong nước và quốc tế, muốn nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và quản lý, muốn thu hút người học tất yếu phải tiến hành chuyển đổi số.
• Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh lần thứ Nhất
• Ban hành Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học

thuc hien du 3 bien phap de dam bao thanh cong chuyen doi so giao duc dai hoc
PGS.TS. Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc. Ảnh: Duyên Nguyễn

Dưới sự chỉ đạo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, sáng 01/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học và chuyên nghiệp”. Hội thảo do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Exprum, Basaco, EA tổ chức.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về Công nghệ và Chuyển đổi số giáo dục (EDTECH VIETNAM) lần thứ nhất.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho biết, trọng tâm chuyển đổi số trong giáo dục đại học là phát triển các phần mềm ứng dụng, có thể giải quyết các bài toán giảng dạy, học tập và vận hành một trường đại học sao cho hiệu quả hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Hiện nay, việc chuyển đổi số rất thuận lợi vì có rất nhiều công nghệ tốt, hạ tầng tốt, nhân lực tốt,…

Theo PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định phải đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đại học.

Chuyển đổi số trong giáo dục đại học đã hỗ trợ quá trình giáo dục, đào tạo được diễn ra liên tục ngay cả những lúc điều kiện dịch Covid-19 bùng phát. Chuyển đổi số đã cung cấp những công cụ số hỗ trợ đổi mới giáo dục, đào tạo theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, tăng khả năng tự học, tự nghiên cứu; tạo cơ hội học tập ở mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời.

Hiện nay, ở nước ta nhiều mô hình giáo dục thông minh, nhiều kho dữ liệu lớn chứa đựng khối lượng tri thức khổng lồ được hình thành; các ứng dụng hỗ trợ học tập đa dạng, phong phú; các cách thức liên hệ, tương tác giữa giảng viên, sinh viên, nhà trường, gia đình, các chuyên gia,… được kết nối dễ dàng thông qua nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,…

Chuyển đổi số giúp cho người dạy và người học nhanh chóng thích nghi và sử dụng những phương thức mới, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong dạy và học, sử dụng công cụ đánh giá và đối sánh chất lượng theo thông lệ quốc tế để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục – PGS.TS. Phạm Ngọc Linh nhấn mạnh.

thuc hien du 3 bien phap de dam bao thanh cong chuyen doi so giao duc dai hoc
PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ xu hướng chuyển đổi số tại Hội thảo. Ảnh: Duyên Nguyễn

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã giúp giáo dục đại học (GDĐH) có chuyển biến tích cực cả về chất lượng, hiệu quả và mức độ tiếp cận của người dân. Ngày càng có nhiều cơ sở GDĐH Việt Nam lọt vào các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.

Trong 10 năm qua, GDĐH đã có chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng, hiệu quả và mức độ tiếp cận của người dân. Mạng lưới cơ sở GDĐH từng bước được củng cố và hoàn thiện, trong giai đoạn 5 năm trở lại đây đã cơ bản ổn định về quy mô và cơ cấu. Cơ cấu ngành đào tạo dịch chuyển tích cực, thích ứng nhanh với nhu cầu của thị trường lao động; số sinh viên các ngành kỹ thuật và công nghệ tăng khá, nhiều ngành mới được mở đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chất lượng sinh viên tốt nghiệp từng bước được cải thiện và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động, tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm duy trì ở mức cao, niềm tin của người học và xã hội vào chất lượng và hiệu quả đào tạo được củng cố.

Đánh giá chung giai đoạn 2013 – 2022, hệ thống GDĐH Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc nhưng chưa đủ tầm bứt phá để thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Cụ thể, các chỉ số chính của hệ thống về quy mô đào tạo, năng lực đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và công nghệ đều còn thấp, đặc biệt là nguồn lực đầu tư công và tư đều rất thấp so với khu vực và thế giới. Mạng lưới cơ sở GDĐH chậm được quy hoạch, sắp xếp; một số cơ sở GDĐH hoạt động kém hiệu quả; việc tiếp cận đại học ở một số vùng, địa phương còn khó khăn. Cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và chất lượng đào tạo chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người học thế hệ mới; sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trở thành điểm nghẽn lớn trong thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Tại sao GDĐH cần CĐS, theo Đại diện Viện sáng tạo và chuyển đổi số, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội đồng khoa học cho rằng, khi CĐS việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số như phương tiện truyền thông xã hội, trang web, tiếp thị qua email và hơn thế nữa để tuyển dụng và giữ chân sinh viên. Đo lượng sự thành công của thể chế và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu bằng cách sử dụng dữ liệu lớn. Số hóa các tài nguyên thư viện để chúng có sẵn trực tuyến và cho nhiều sinh viên cùng một lúc và cuối cùng chính là tạo ứng dụng di động để cập nhật cho sinh viên về các sự kiện, tin tức trong khuôn viên trường và hơn thế nữa.

Ông Hạnh cũng đưa ra 4 mục tiêu chính CĐS trong GDĐH gồm: Nâng cao trải nghiệm của sinh viên; nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo văn hóa ra quyết định dựa trên dữ liệu; tối ưu hóa tài nguyên.

Để thực hiện CĐS số thành công cần nâng cao kiến thức kỹ thuật số; tăng cường “Lực lượng đặc nhiệm” về công nghệ thông tin và kỹ thuật số; khảo sát các công nghệ một cách triệt để để áp dụng; tích hợp và khai thác sức mạnh của dữ liệu số; tự động hóa các quy trình.

Đồng ý với những ý kiến chia sẻ của PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh, đại diện ĐH Quốc Gia Hà Nội, TS. Lê Quang Minh – Phó Viện trưởng Viện CNTT ĐHQGHN chia sẻ, CĐS tại ĐHQGHN hướng tới một môi trường đại học thống nhất song song với thúc đẩy cải cách hành chính đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao năng lực quản trị,…

5 năm gần đây, ĐHQGHN đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động ứng dụng CNTT, tạo cơ sở cho CĐS: Phần mềm đào tạo, phần mềm quản lý hoạt động, trang bị 160 phòng học thông minh,… “ĐHQGHN là một trong những có thế mạnh có thể triển khai nhanh các dự án CĐS, để từ đó có thể nhân rộng trong toàn ĐHQGHN” – ông Minh nhấn mạnh.

Để CĐS giáo dục thành công, ông Minh cho rằng, cần phải có quy hoạch tổng thể, theo lộ trình thích hợp, thực hiện đủ 3 biện pháp về thể chế, công nghệ và con người để đảm bảo khả năng thành công của dự án CĐS.

Duyên Nguyễn

Tin bài khác
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, chủ trì hội nghị.
Công nghệ đang tái định hình ngành quản lý sự kiện như thế nào?

Công nghệ đang tái định hình ngành quản lý sự kiện như thế nào?

Trong kỷ nguyên số, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc mà còn cách chúng ta tổ chức và tham dự các sự kiện. Ngành quản lý sự kiện từng phụ thuộc nặng vào các bảng tính thủ công, email và điện thoại, giờ đây đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ hiện đại. Từ lập kế hoạch, cá nhân hóa trải nghiệm đến tăng cường tương tác và thúc đẩy tính bền vững, công nghệ đang biến các sự kiện trở nên thông minh, hiệu quả và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
PGS.TS Phạm Thu Hương giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Bộ trưởng GD-ĐT đã có quyết định công nhận PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2020-2025.
Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng và biện pháp phòng ngừa

Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng và biện pháp phòng ngừa

Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) đã đưa ra cảnh báo về một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng, cùng với khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa.
VCCA 2026 chọn chủ đề "Tự động hóa thông minh - Công nghệ chiến lược của Kỷ nguyên số”

VCCA 2026 chọn chủ đề "Tự động hóa thông minh - Công nghệ chiến lược của Kỷ nguyên số”

Dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5/2026 tại tỉnh Gia Lai, VCCA 2026 là sự kiện trọng điểm do Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) chủ trì phối hợp cùng Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Gia Lai và Sở KHCN tỉnh Gia Lai tổ chức.
Chạy đua chuyển đổi số: Ngành khoa học đời sống đặt cược vào AI

Chạy đua chuyển đổi số: Ngành khoa học đời sống đặt cược vào AI

Trong bối cảnh ngành khoa học đời sống đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ nhu cầu thị trường, rủi ro an ninh mạng, yêu cầu tuân thủ khắt khe và tình trạng thiếu hụt nhân tài, trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất thông minh đang trở thành giải pháp chiến lược giúp các doanh nghiệp thích ứng, phát triển.
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?

Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?

Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền phân hóa rõ nét hơn, trong khi nhiều nhóm cổ phiếu đã đối mặt với áp lực chốt lời. Trước phiên ngày 02/07, nhà đầu tư nên hạn chế đòn bẩy và tránh mua đuổi trong bối cảnh thị trường tiệm cận vùng nhạy cảm về tâm lý và kỹ thuật.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?

Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền. Đồng thời, doanh nghiệp cho biết đang thương thảo với nhà đầu tư về việc thanh toán dư nợ của lô trái phiếu này, thời gian dự kiến thanh toán vào tháng 7.
Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Dự thảo sửa đổi lần 2 về Luật Giáo dục đại học, do Bộ GDĐT vừa công bố, gồm 9 chương và dự kiến 54 điều. Dự thảo điều chỉnh, một số điều không phù hợp, trong đó có việc bỏ phân loại trường đại học định hướng nghiên cứu hay ứng dụng.
Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia: Chõ gốm của sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo và Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Quảng cáo
moxa