Tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh

Kỹ thuật điều khiển
16/04/2025 14:20
Công nghệ tự động hóa không chỉ giúp các phương tiện giao thông xanh trở nên hiệu quả hơn mà còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường. Các ứng dụng công nghệ tự động hóa trong phương tiện giao thông xanh đang ngày càng đa dạng.
aa
Những rào cản của việc sử dụng xe tự lái Hà Nội xây dựng Đề án tổng thể cho giao thông thông minh Ứng dụng AI để quản lý giao thông thông minh

Tự động hóa trong các phương tiện giao thông xanh

Nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực ứng dụng công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh, góp phần tạo nên hệ thống giao thông bền vững và hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu về một số ứng dụng điển hình của công nghệ mới, công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh trên thế giới.

Về hệ thống tự lái thông minh như xe điện tự hành (Autonomous EVs) - Các công ty như Tesla, Waymo, và NIO đang phát triển xe tự lái sử dụng AI và cảm biến LiDAR để di chuyển an toàn mà không cần tài xế.

Hệ thống hỗ trợ người lái (ADAS - Advanced Driver Assistance Systems) được tích hợp các công nghệ như kiểm soát hành trình thông minh (Adaptive Cruise Control), phanh khẩn cấp tự động (AEB), hỗ trợ giữ làn đường (Lane Keeping Assist).

Công nghệ quản lý năng lượng thông minh bao gồm hệ thống điều phối pin (Battery Management System - BMS) dùng để giám sát nhiệt độ, điện áp và tình trạng pin để tối ưu hóa hiệu suất và tuổi thọ của pin xe điện. Hệ thống tái tạo năng lượng phanh (Regenerative Braking System) được ứng dụng để thu hồi năng lượng từ quá trình phanh và chuyển thành điện năng để sạc pin, giúp tiết kiệm năng lượng.

Tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh

Công nghệ sạc không dây và sạc thông minh giúp xe điện có thể nạp năng lượng ngay khi đang dừng đỗ.

Công nghệ phục vụ giao thông thông minh (Smart Mobility) bao gồm hệ thống IoT và kết nối V2X (Vehicle[1]to-Everything), xe có thể giao tiếp với nhau (V2V - Vehicle-to-Vehicle) và với hạ tầng giao thông (V2I - Vehicle-to-Infrastructure) để tối ưu hóa tuyến đường và giảm ùn tắc. Ứng dụng AI trong quản lý giao thông giúp phân tích dữ liệu từ camera, cảm biến để điều phối đèn giao thông thông minh, giảm thời gian chờ và hạn chế khí thải.

Công nghệ vật liệu và thiết kế thông minh sử dụng vật liệu nhẹ, tái chế. Nhiều hãng xe như Tesla, BMW áp dụng vật liệu composite, nhôm, và các hợp chất sinh học giúp giảm trọng lượng xe, tăng hiệu suất. Thiết kế khí động học tự động điều chỉnh được ứng dụng ở một số dòng xe cao cấp sử dụng cánh gió và lưới tản nhiệt có thể tự động thay đổi hình dạng để giảm lực cản không khí, tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo được ứng dụng ở các loại xe điện năng lượng mặt trời. Một số mẫu xe như Lightyear 0, Aptera, và Toyota Prius trang bị tấm pin mặt trời để sạc pin phụ, tăng phạm vi di chuyển. Hệ thống trạm sạc năng lượng tái tạo (trạm sạc chạy bằng năng lượng mặt trời, gió) đang được triển khai tại nhiều quốc gia để cung cấp năng lượng sạch cho xe điện.

Trong giao thông công cộng, một số thành phố đã thử nghiệm xe buýt điện tự hành không người lái để giảm chi phí vận hành. Các hệ thống tàu điện không người lái như Skytrain (Canada), Metro Dubai, Hyperloop của Elon Musk sử dụng AI để tối ưu hóa hành trình, tiết kiệm năng lượng.

Bước đi của Việt Nam

Việc tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, với nhiều nỗ lực từ cả khu vực công và tư nhằm hướng tới một hệ thống giao thông bền vững. Việt Nam đang từng bước áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý giao thông, như hệ thống định tuyến và điều khiển tín hiệu giao thông thông minh đang được nghiên cứu và triển khai để giảm ùn tắc và ô nhiễm. Tuy rằng việc tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh ở Việt Nam đang tiến triển, nhưng vẫn phải đối mặt với các thách thức như nhu cầu đi lại lớn, thói quen sử dụng phương tiện cá nhân và hạn chế về ngân sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông.

Tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh
Tháng 10 năm 2024, VinFast ký biên bản ghi nhớ với Emirates Driving Company (UAE) để phát triển hệ sinh thái xe điện (Ảnh VinFast)

Để vượt qua thách thức đó, cần sự hợp tác đồng bộ giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, đầu tư vào hạ tầng xe điện, nâng cao chất lượng giao thông công cộng và ứng dụng công nghệ thông minh. Vingroup là tập đoàn tư nhân đầu tiên đang đẩy mạnh tham gia thị trường giao thông xanh thông qua nhiều dự án và hợp tác quan trọng. Tại Hà Nội, tập đoàn này liên kết với các công ty trong hệ sinh thái giao thông xanh như Xanh SM, VinBus để phát triển phương tiện công cộng thuần điện. Ngoài ra, Vingroup khởi động nhà máy sản xuất ô tô điện tại Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư 7.300 tỷ đồng, hướng đến cả thị trường nội địa và quốc tế. Đồng thời, tập đoàn hợp tác với nhiều địa phương như Bình Định, Vĩnh Phúc để thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng.

Ở tầm quốc tế, VinFast ký biên bản ghi nhớ với Emirates Driving Company (UAE) để phát triển hệ sinh thái xe điện và nâng cao nhận thức về an toàn giao thông. Những động thái này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Vingroup trong việc thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải và bảo vệ môi trường, góp phần vào xu hướng phát triển bền vững tại Việt Nam và trên thế giới.

Trong Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành Giao thông vận tải Việt Nam, bên cạnh các định hướng lớn về xây dựng chính sách vàđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi phương tiện…, một nội dung rất quan trọng liên quan đến vấn đề công nghệ cho giao thông xanh đã được đưa ra.

Theo đó, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp quốc tế để chủ động tham gia xây dựng các quy định, tiêu chuẩn quốc tế chung, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến và học hỏi kinh nghiệm về xây dựng cơ chế, chính sách, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải; nghiên cứu, áp dụng các cơ chế bù đắp các-bon.

Việt Nam sẽ huy động đa dạng nguồn hỗ trợ tài chính từ các quỹ về môi trường trên thế giới, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, ngân hàng thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài,... để đầu tư nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc biệt chú trọng công nghệ, công nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải.

Lộ trình xanh hóa giao thông

Quyết định 876-QĐ/TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyễn đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải nêu rõ lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực giao thông tại Việt Nam được chia thành các giai đoạn cho từng phương thức vận tải.

Tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh
Việt Nam phấn đấu đến năm 2050, toàn bộ phương tiện giao thông đường bộ sử dụng năng lượng xanh (Ảnh minh họa)

Trong lĩnh vực đường bộ, giai đoạn 2022 - 2030 tập trung thúc đẩy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phương tiện chạy bằng điện, đồng thời phát triển hạ tầng sạc điện và khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ áp dụng tiêu chí xanh.

Đến năm 2040, Việt Nam sẽ hạn chế và tiến tới dừng sản xuất phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, để đến năm 2050, toàn bộ phương tiện giao thông đường bộ chuyển sang sử dụng điện hoặc năng lượng xanh, cùng với hệ thống hạ tầng sạc điện hoàn thiện trên toàn quốc.

Trong lĩnh vực đường sắt, từ 2022 đến 2030, Việt Nam sẽ thí điểm phương tiện chạy điện trên các tuyến hiện có và xây dựng kế hoạch thay thế phương tiện cũ. Giai đoạn 2031 - 2050 sẽ tập trung dừng sản xuất vànhập khẩu phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, với mục tiêu đến năm 2050 chuyển đổi 100% đầu máy, toa xe sang sử dụng điện, năng lượng xanh và nâng cấp toàn bộ hạ tầng đường sắt đáp ứng tiêu chuẩn này.

Về giao thông đường thủy nội địa, giai đoạn 2022 - 2030 sẽ khuyến khích đầu tư vào phương tiện xanh và xây dựng tiêu chí cảng xanh. Từ năm 2040, 100% phương tiện mới sẽ sử dụng điện hoặc năng lượng xanh, và đến năm 2050, toàn bộ phương tiện và trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa sẽ chuyển đổi hoàn toàn.

Trong lĩnh vực hàng hải, Việt Nam sẽ thực hiện các quy định quốc tế về giảm phát thải từ 2025, đồng thời khuyến khích chuyển đổi phương tiện và trang thiết bị tại các cảng sang sử dụng năng lượng xanh. Từ năm 2035, tất cả tàu biển đóng mới hoặc nhập khẩu sẽ sử dụng năng lượng sạch, và đến năm 2050, toàn bộ tàu biển nội địa và thiết bị tại cảng sẽ hoạt động bằng điện hoặc năng lượng xanh.

Hàng không cũng đặt mục tiêu giảm phát thải khí CO₂ từ 2027 bằng cách nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế. Từ năm 2035, ít nhất 10% nhiên liệu bền vững sẽ được sử dụng cho một số chuyến bay ngắn, và đến năm 2050, toàn bộ tàu bay sẽ chuyển đổi sang năng lượng xanh, kết hợp các biện pháp bù đắp carbon để đạt phát thải ròng bằng “0”.

Giao thông đô thị sẽ tập trung phát triển phương tiện công cộng chạy điện. Từ năm 2025, 100% xe buýt mới sẽ sử dụng điện hoặc năng lượng xanh. Đến năm 2030, ít nhất 50% phương tiện giao thông đô thị sẽ dùng năng lượng sạch, với 100% xe taxi mới phải chạy bằng điện. Đến năm 2050, tất cả xe buýt, taxi sẽ sử dụng điện hoặc năng lượng xanh, với tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 40%.

Lộ trình này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giảm thiểu khí thải, phát triển giao thông bền vững, đồng thời đảm bảo hệ thống hạ tầng và phương tiện hiện đại, thân thiện với môi trường.

Vân Anh

Bài liên quan
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng công nghệ chính là nền tảng chống lại nạn hàng giả

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng công nghệ chính là nền tảng chống lại nạn hàng giả

Trước vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng, phức tạp. Tại Việt Nam thời gian qua các doanh nghiệp đã ứng dụng rất nhiều giải pháp, tuy vậy nạn sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, nên đã có rất nhiều trường hợp sản phẩm bị giả mạo và nhái luôn cả những chiếc tem chống hàng giả.
Giao thông xanh vì một Việt Nam phát triển bền vững

Giao thông xanh vì một Việt Nam phát triển bền vững

Giao thông xanh đóng vai trò quan trọng trong “xanh hoá” nền kinh tế và phát triển bền vững bằng cách giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy công nghệ xanh, cải thiện chất lượng sống và phát triển đô thị thông minh. Đồng thời, nó giúp tăng cường công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo nền tảng cho một hệ thống giao thông hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm

Thị trường vừa có phiên điều chỉnh khi áp lực chốt lời lan rộng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và các ngành xuất khẩu chịu tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ. Nhiều khả năng, VN Index sẽ kiểm định vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/4. Nhà đầu tư nên thận trọng, ưu tiên quan sát phản ứng thị trường trước khi giải ngân.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí cần sớm có giải pháp để đạt mục tiêu đề ra

Giảm thiểu ô nhiễm không khí cần sớm có giải pháp để đạt mục tiêu đề ra

Chia sẻ với Tạp chí Tự động hóa Ngày nay, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí đang xảy ra nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, đô thị đông dân. Vì vậy, cần có giải pháp tổng thể để giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm là các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu,…
Các cơ sở giáo dục đại học Hà Nội đồng lòng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và đất nước

Các cơ sở giáo dục đại học Hà Nội đồng lòng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và đất nước

Sáng ngày 15/4, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghệ cao và khu công nghiệp Thành phố Hà Nội - tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước".
Thị trường chứng khoán ngày 15/4: Áp lực chốt lời lan rộng

Thị trường chứng khoán ngày 15/4: Áp lực chốt lời lan rộng

Sau ba phiên tăng gần 150 điểm, thị trường đã có sự điều chỉnh vào phiên ngày 15/4. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu thận trọng, đặc biệt là đối với những nhóm ngành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan mới của Mỹ, như khu công nghiệp, thủy sản và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 16/4/2025: Tuổi Dần một ngày vui vẻ, tuổi Mùi trục trặc công việc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 16/4/2025: Tuổi Dần một ngày vui vẻ, tuổi Mùi trục trặc công việc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 16/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Triển vọng phát triển kỹ thuật bảo vệ thích ứng cho động cơ điện khỏi sự ngắn mạch

Triển vọng phát triển kỹ thuật bảo vệ thích ứng cho động cơ điện khỏi sự ngắn mạch

Bài viết giới thiệu kỹ thuật bảo vệ thích ứng được phát triển cho động cơ điện khi có sự cố ngắn mạch bên trong và bên ngoài động cơ điện.
BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

BIDV và IMG đồng hành phát triển bền vững

Ngày 10/04/2025 tại TP.Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Đầu tư IMG (IMG) đã ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai bên, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác vì mục tiêu chung trên hành trình phát triển bền vững.
BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình

Ngày 13/4/2025 tại TP.Hồ Chí Minh, BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”. Chương trình này không chỉ mang đến những trải nghiệm dịch vụ hiện đại, tiện ích mà còn dành tặng khách hàng những ưu đãi đặc biệt hấp dẫn với tổng giá trị lên tới hơn 10 tỷ đồng.
siement
Quảng cáo
moxa