Vai trò của doanh nghiệp trong nước nhằm xây dựng nền công nghiệp tự chủ

Đổi mới công nghệ
07/09/2022 21:39
Tại Tọa đàm “Xây dựng nền Công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước” diễn ra ngày 7/9 do Tạp chí Công Thương tổ chức, các đại biểu ngoài nhìn nhận một cách thẳng thắn về thực tế nền công nghiệp Việt Nam còn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các doanh nghiệp trong nước để có thể xây dựng được một nền công nghiệp tự chủ.
aa

Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định mục tiêu đến năm 2025 tỉ trọng của công nghiệp chế biến chế tạo trong nền kinh tế Việt Nam đạt 25 % và đặt ra nhiệm vụ cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ, đẩy mạnh sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đây vừa là mục tiêu vừa là thách thức lớn. Tại Tọa đàm “Xây dựng nền Công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước” diễn ra ngày 7/9 do Tạp chí Công Thương tổ chức, các đại biểu ngoài nhìn nhận một cách thẳng thắn về thực tế nền công nghiệp Việt Nam còn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các doanh nghiệp trong nước để có thể xây dựng được một nền công nghiệp tự chủ.

vai tro cua doanh nghiep trong nuoc nham xay dung nen cong nghiep tu chu
Toàn cảnh toạ đàm: “Xây dựng nền công nghiệp tự chủ và vai trò của các doanh nghiệp trong nước”. Ảnh Đỗ Phương

Nội lực yếu công nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính Phủ công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế với mức đóng góp trong GDP tăng từ 13% năm 2010 lên 16,7% năm 2020. Cơ cấu nghành công nghiệp đã chuyển biến tích cực. Hình thành và phát triển được một số tập đoàn tư nhân lớn có tiềm năng vươn ra thị trường của khu vực và quốc tế. Việt Nam từ nhóm các nền kinh tế đang phát triển lên nhóm các nền kinh tế mới nổi, điều này cho thấy năng lực cạnh tranh công nghiệp đã được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên vướng mắc của nền công nghiệp Việt Nam được cho là nội lực còn yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa làm chủ và cạnh tranh được với các công nghệ nguồn trong sản xuất. Chưa có sản phẩm công nghiệp thương hiệu Việt Nam có hàm lượng công nghệ và giá trị cao. Do đó đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia sâu và chuỗi giá trị toàn cầu. Sản xuất trong nước phụ thuộc lớn vào linh kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp đồng thời dễ bị tổn thương trước những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước.

Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chia sẻ tại tọa đàm rằng: Nền Công nghiệp Việt Nam cũng đạt được các thành tựu nhất định và trở thành ngành có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là ngành xuất khẩu chủ lực có mức tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, chúng ta còn có nhiều hạn chế: Nội lực của các doanh nghiệp của chúng ta rất còn yếu, thực trạng doanh nghiệp trong sản xuất hay nhân lực cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Trong sản xuất, sự tự chủ và cạnh tranh trong công nghệ nguồn chưa được đề cập đến, bên cạnh đó chưa có sản phẩm công nghiệp mang thương hiệu Việt Nam đủ lớn đủ mạnh để có giá trị gia tăng cao. Chúng ta phát triển mất cân đối phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài; sản xuất phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm công nghiệp thiếu sự cạnh tranh, giá trị gia tăng không cao; chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh giữa việc kết nối giữa các khu vực kinh tế với các địa phương để tạo ra các chuỗi sản xuất công nghiệp.

vai tro cua doanh nghiep trong nuoc nham xay dung nen cong nghiep tu chu
Ông Phạm Tuấn Anh Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương). Ảnh chụp màn hình

Phát triển công nghiệp cần tập trung vào tự chủ trong nước nhưng phải kết hợp thành tựu KHCN từ cách mạng 4.0 mà chúng ta đã nhận được. Xanh hóa trong sản xuất sẽ là mục tiêu để phát triển trong giai đoạn tới. Dựa trên nền tảng bao gồm các tiêu chí như: thị trường trong nước, công nghệ, trong nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phải có các doanh nghiệp tiềm năng để chúng ta xây dựng thành các mô hình, các tập đoàn kinh tế đủ mạnh để dẫn dắt các ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển theo. Song song với đó tập trung các ngành sản xuất ra sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, hoá chất, vật liệu,… duy trì lợi thế về nguyên vật liệu hay nhân công giá rẻ như dệt may, chế biến nông lâm thuỷ sản, dược liệu,… đón đầu xu thế công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ điện tử. Ông Phạm Tuấn Anh cho biết thêm.

Ngành Công nghiệp Hoá chất cũng là ngành công nghiệp chủ lực, về cơ bản trong thời gian qua đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, tuy nhiên để các doanh nghiệp Việt Nam tự chủ được, ông Nguyễn Hữu Tú – Hội đồng thành viên, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bày tỏ một số vướng mắc như: Một số nguyên liệu đầu vào vẫn phải phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, các sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, sản phẩm mới là chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ đó, ông Tú nêu ra 3 giải pháp thực hiện chiến lược hội nhập và các chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia cho ngành Công nghiệp Hóa chất. Đó là tập trung 3 nhóm chính: Thứ nhất là giảm chi phí sản xuất qua đó hạ giá thành sản phẩm mới nâng cao sức canh tranh; Thứ 2 là trong quy trình sản xuất là thực hiện đổi mới KH&CN và hợp lí hoá quy trình sản xuất, liên tục đưa ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; Thứ 3 quản lý công tác thị trường bán hàng, bên cạnh mở rộng thị trường trong nước thì cần phát triển thị trường quốc tế.

vai tro cua doanh nghiep trong nuoc nham xay dung nen cong nghiep tu chu
Ông Nguyễn Hữu Tú Hội đồng thành viên, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (ngồi giữa). Ảnh Đỗ Phương

Ngoài ra, để nâng cao tính chủ động trong việc cung ứng, ông Tú cũng đưa ra các giải pháp để hiện thực hoá: Chúng ta thấy vai trò của việc tự chủ rất quan trọng trong lúc bị đứt gẫy chuỗi cung ứng. Để phát triển thì trợ lực từ cơ chế chính sách là vô cùng cần thiết. Có cơ chế chính sách về thuế đối với phân bón để tạo cạnh tranh bình đẳng đối với phân bón trong nước, sản phẩm nhập ngoại có điều chỉnh để phù hợp. Chính sách tạo mặt bằng khu công nghiệp để các doanh nghiệp có mặt bằng yên tâm sản xuất hoặc các nhà máy cần di dời ổn định có lộ trình để ổn định sản xuất. Chính sách Khoa học Công nghệ mong có sự hướng dẫn kết nối với các đối tác để quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong ngành hoá chất có hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh. Cuối cùng là vấn đề tài chính, tạo điều kiện để có cơ chế chính sách tài chính, lãi vay và đầu tư.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hoá lấy công nghiệp chế biến chế tạo làm trọng tâm, trong đó tập trung xây dựng nền sản xuất tự chủ, thêm nhiều chính sách cơ chế ưu đãi cần được ban hành để trợ lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực trình độ khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực cũng như thúc đẩy liên kết tham gia mạng sản xuất toàn cầu.

Qua tọa đàm, ông Phạm Tuấn Anh thông tin thêm về giải pháp chính sách mà Bộ Công Thương sẽ triển khai trong thời gian tới để có thể tập trung nguồn lực, thúc đẩy vai trò của các tập đoàn tư nhân, cũng như phát triển hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp nội địa trong bối cảnh mới. Cụ thể, Việt Nam trong thời gian tới hình thành các tập đoàn sản xuất lớn, trọng tâm trọng điểm tập trung các ngành các lĩnh vực công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên. Bên cạnh đó kiến nghị xây dựng các khu liên kết ngành có quy mô lớn thu hút đầu tư và xây dựng chuỗi sản xuất công nghiệp. Các chính sách đề xuất tập trung phát triển thị trường trong nước và nước ngoài. Chính sách xây dựng tập đoàn hình thành dẫn dắt các ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ đi theo. Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, đào tạo nhân lực, công nghệ,… để hình thành hệ sinh thái hoàn chỉnh trong tương lai.

Đỗ Phương

Tin bài khác
Đổi mới giáo dục để tạo đột phá: "Tư duy cùng thắng - Khai phóng tiềm năng"

Đổi mới giáo dục để tạo đột phá: "Tư duy cùng thắng - Khai phóng tiềm năng"

Ông Hoàng Văn Lược - Tổng Giám đốc điều hành Trường Tiểu học, THCS và THPT Đa Trí Tuệ (MIS) đã có bài viết chia sẻ cùng Tạp chí Tự động hoá Ngày nay về những giải pháp đổi mới giáo dục để tạo đột phá.
Ông Lê Hoài Quốc tái đắc cử Chủ tịch Hội Tự động hóa TP.HCM (HAuA)

Ông Lê Hoài Quốc tái đắc cử Chủ tịch Hội Tự động hóa TP.HCM (HAuA)

Sáng 20/12, Hội Tự động hóa TPHCM (HAuA) đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ VI (2024-2029), kết quả đã bầu ra 27 thành viên trong ban chấp hành. PGS.TS. Lê Hoài Quốc tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch trong nhiệm kỳ này.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.
Hơn 200 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ"

Hơn 200 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ"

Ngày 20/12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Giao lưu “Tự hào Việt Nam” và ra mắt dự án công nghệ về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

Giao lưu “Tự hào Việt Nam” và ra mắt dự án công nghệ về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tối 19/12, Cung Thanh niên Hà Nội phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo. Chương trình đã mang đến những trải nghiệm sâu sắc, kết nối lịch sử và hiện tại, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
Viettel nhận chứng nhận sản phẩm thông tin quân sự sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Viettel nhận chứng nhận sản phẩm thông tin quân sự sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã chính thức nhận văn bản chứng nhận từ Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia, công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho lục quân.
Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024

Tháng 12/2024, khung lãi suất vay mua nhà tại một số ngân hàng thương mại trong nước và nhóm ngân hàng quốc doanh gần như không có thay đổi.
Thị trường chứng khoán ngày 20/12: VN Index duy trì trên mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 20/12: VN Index duy trì trên mốc 1.250 điểm

Thị trường có phiên tăng nhẹ, sau phiên giảm mạnh trước đó. Điểm sáng của phiên tập trung vào nhóm vận tải biển và một số cổ phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dòng tiền thận trọng cùng sự phân hóa ở các nhóm ngành lớn khiến thanh khoản giảm mạnh.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/12/2024: Tuổi Tý gặp khó khăn, tuổi Mão tiến triển thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/12/2024: Tuổi Tý gặp khó khăn, tuổi Mão tiến triển thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/12/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
TP.HCM: bồi dưỡng kiến thức phát triển bền vững về môi trường cho phóng viên, nhà báo

TP.HCM: bồi dưỡng kiến thức phát triển bền vững về môi trường cho phóng viên, nhà báo

Sáng 20/12, Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức phát triển bền vững về môi trường trong tình hình mới.