acecook

Việt Nam trước bước ngoặt trở thành trung tâm tài sản số toàn cầu

Thị trường
20/07/2025 04:04
Sự kiện Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp Công nghệ số, cùng với nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, đang mở ra cơ hội vàng để Việt Nam bứt phá, khẳng định vai trò trên bản đồ công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và quản lý rủi ro để không đánh mất lợi thế đi trước.
aa
Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam: kỳ vọng thúc đẩy nền kinh số Ứng dụng Blockchain trong Định danh số, cơ hội vàng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế

Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để xác lập vị thế trên bản đồ tài sản số toàn cầu, trong bối cảnh khung pháp lý đầu tiên cho lĩnh vực này đang được hoàn thiện. Đây là nội dung nổi bật được nhấn mạnh tại tọa đàm “Chiến lược quốc gia về tài sản số: Chính sách cho đổi mới sáng tạo và hội nhập toàn cầu”.

Việt Nam trước bước ngoặt trở thành trung tâm tài sản số toàn cầu
Tọa đàm “Chiến lược quốc gia về tài sản số: Chính sách cho đổi mới sáng tạo và hội nhập toàn cầu” diễn ra ngày 15/7/2025 tại TP.HCM

Tài sản số: Động lực tăng trưởng mới

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Cường, nguyên Phó Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt trong việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng cho tài sản số. Đây được xem là tiền đề quan trọng để lĩnh vực này có thể đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế số và mở ra những động lực tăng trưởng mới cho đất nước.

Theo ông Cường, có 6 điểm nhấn trong tiến trình hoàn thiện chính sách, bao gồm: tài sản số đã được đưa vào nhóm đối tượng cần theo dõi, nghiên cứu; khung pháp lý đang dần được hình thành; một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã chủ động tiếp cận và thử nghiệm lĩnh vực này; các cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu mô hình gắn tài sản số với giá trị thực.

Đây được xem là nền tảng quan trọng để lĩnh vực tài sản số phát huy vai trò trong nền kinh tế số, góp phần tạo ra các động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản số không chỉ là thách thức riêng của Việt Nam, mà còn là bài toán chung của thế giới bởi đặc thù đổi mới liên tục và tốc độ phát triển vượt bậc của lĩnh vực này. Do đó, bài toán cốt lõi đặt ra là phải tìm được điểm cân bằng hợp lý giữa quản lý pháp lý và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Nếu nắm bắt tốt xu thế, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành hình mẫu trong cách tiếp cận lĩnh vực tài sản số, điều mà nhiều quốc gia đang cùng theo đuổi.

Việt Nam trước bước ngoặt trở thành trung tâm tài sản số toàn cầu
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đang ở giai đoạn bước ngoặt trong việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng cho tài sản số

Ở góc nhìn toàn cầu, ông Richard Teng, CEO Binance khẳng định tài sản số đang tái định hình hệ thống tài chính truyền thống. Việt Nam, theo ông, là “mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển tài sản số toàn cầu” và có tiềm năng trở thành hình mẫu nếu tận dụng được làn sóng công nghệ. Ông cho rằng, thay vì siết chặt, một "khung pháp lý thông minh" sẽ giúp Việt Nam cân bằng giữa đổi mới và quản lý rủi ro, đặt nền tảng vững chắc để ngành tài sản số vươn ra thế giới.

Cần một khung pháp lý đủ mở để không đánh mất cơ hội

Từ thực tiễn trong nước, các doanh nghiệp blockchain như Sky Mavis và Kyber Network cho rằng Việt Nam đang có lợi thế đi trước nhưng vẫn đối mặt nguy cơ bỏ lỡ cơ hội nếu khung pháp lý quá cứng nhắc.

Ông Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis cho rằng trước đây doanh nghiệp hoạt động trong “vùng xám”, chỉ làm những gì không bị cấm. Tuy nhiên, dự thảo mới lại quy định rằng những gì không được nêu trong luật sẽ bị cấm, điều này có thể kìm hãm không gian đổi mới sáng tạo. “Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng luật, nhưng nếu làm không đúng, khác với thông lệ quốc tế, sẽ khiến chúng ta thụt lùi”, ông Trung nhấn mạnh.

Việt Nam trước bước ngoặt trở thành trung tâm tài sản số toàn cầu
Cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý tối ưu, vừa đủ chặt chẽ để quản lý, vừa đủ linh hoạt để tạo điều kiện cho lĩnh vực tài sản số phát triển

Ông Trần Huy Vũ, CEO Kyber Network, cũng đồng tình và cho rằng bản chất công nghệ là thay đổi nhanh chóng. Những ứng dụng nhỏ hôm nay có thể trở thành trụ cột sau 3-5 năm. Vì vậy, nếu luật không đủ mở để các sáng kiến mới phát triển, trong tương lai sẽ khó có những sản phẩm tạo dấu ấn “made in Việt Nam”.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp blockchain và start-up công nghệ dù đặt trụ sở chính tại nước ngoài vẫn mong muốn được góp phần vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và thu hút thêm dòng vốn cũng như chất xám từ quốc tế trở về.

Theo ông Richard Teng, công nghệ, đặc biệt là blockchain đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ và không thể bị ngăn cản. Ông ví sự lan tỏa của công nghệ như dòng nước, càng cố chặn lại thì nước càng tìm cách len lỏi để tiếp tục chảy. Chính vì vậy, nếu quản lý quá chặt, không những khó kiểm soát hiệu quả mà còn có thể gia tăng rủi ro. Theo ông, vấn đề then chốt hiện nay là xây dựng một khuôn khổ pháp lý tối ưu, vừa đủ chặt chẽ để quản lý, vừa đủ linh hoạt để tạo điều kiện cho ngành phát triển.

Điều này đòi hỏi vai trò chủ động và nhạy bén của Chính phủ cũng như các nhà lập pháp, nhằm thiết lập được sự cân bằng hợp lý giữa quản lý rủi ro và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Khi làm được điều đó, Việt Nam sẽ có nền tảng vững chắc để ngành tài sản số phát triển bền vững và khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu.

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
[E-Magazine] Kỹ năng số, đạo đức số và văn hóa công nghệ

[E-Magazine] Kỹ năng số, đạo đức số và văn hóa công nghệ

Từ ngôi nhà nhỏ đến văn phòng cao tầng, từ chiếc máy lọc không khí đến trợ lý ảo… tự động hóa đã bước vào từng hơi thở của đời sống đô thị. Nhưng đằng sau ánh đèn thông minh là câu hỏi lớn về cách chúng ta ứng xử với tiện nghi.
Cần "cách mạng công nghệ" cho 4 mặt hàng trái cây chủ lực

Cần "cách mạng công nghệ" cho 4 mặt hàng trái cây chủ lực

Xuất khẩu trái cây Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt với 4 sản phẩm chủ lực: sầu riêng, thanh long, chuối và dừa.
Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ phát triển du lịch thông minh

Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ phát triển du lịch thông minh

Ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ để phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam; thúc đẩy doanh nghiệp du lịch đổi mới mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tạo điều kiện thuận lợi và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/7/2025: Tuổi Hợi cơ hội phát tài, tuổi Thìn gặp nhiều trở ngại

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/7/2025: Tuổi Hợi cơ hội phát tài, tuổi Thìn gặp nhiều trở ngại

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: TPBank duy trì đà tăng trưởng bền vững

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiến lược nhân sự như: MSB công bố khung tài chính bền vững; TPBank duy trì đà tăng trưởng với lợi nhuận trước thuế hơn 4.100 tỷ đồng; VietinBank chào bán toà tháp trụ sở chính,...
Phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương

Phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Trung ương

Ngày 18/7, Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030.
Lê Hoàng Robotics và bước đi chiến lược trong kỷ nguyên Robot AI tại Việt Nam

Lê Hoàng Robotics và bước đi chiến lược trong kỷ nguyên Robot AI tại Việt Nam

Khi tự động hóa thông minh đang trở thành nhịp thở của kinh tế toàn cầu, Lê Hoàng Robotics nổi lên như một điểm sáng trong hành trình đưa công nghệ robot trí tuệ nhân tạo (robot AI) về gần hơn với đời sống và sản xuất tại Việt Nam. Một chiến lược định vị rõ ràng, một hệ sinh thái hợp tác đẳng cấp và một tầm nhìn hướng đến tương lai tự động hóa toàn diện.
PV Power: Kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm

PV Power: Kết quả kinh doanh ấn tượng, tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm

Không chỉ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2025, PV Power còn tăng tốc hoàn thiện hai dự án điện trọng điểm trong năm. Sự kết hợp giữa nền tảng truyền thống và tầm nhìn năng lượng sạch đang tạo nên một hình ảnh mới cho doanh nghiệp điện lực lớn của Việt Nam.
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Cam kết lộ trình cho một thế giới xanh

Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Cam kết lộ trình cho một thế giới xanh

Biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu và đang được xem là thách thức lớn nhất mà toàn thế giới phải đối mặt. Trung hòa carbon để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) là trọng tâm, mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đừng để mất cơ hội nghề nghiệp và hội nhập vì kém năng lực ngoại ngữ

Đừng để mất cơ hội nghề nghiệp và hội nhập vì kém năng lực ngoại ngữ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếng Anh không chỉ là một công cụ giao tiếp mà đã trở thành ngôn ngữ thứ hai thiết yếu trong môi trường học thuật, là tấm vé thông hành để thế hệ trẻ có thể nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp có giá trị và bước ra thế giới.
Quảng cáo
moxa