timtos

Xu hướng hành xử với AI trong giáo dục

Trí tuệ nhân tạo
15/02/2025 14:50
Chỉ chưa đầy 10 năm gần đây, AI đã có những bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc, rất đáng kinh ngạc và luôn giữ vai trò không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống và kinh tế của các nước trên thế giới.
aa
Thúc đẩy đào tạo AI để nâng cao chất lượng giáo dục ChatGPT: lợi ích và những cảnh báo trong giáo dục

1- Ứng dụng nổi tiếng và xu hướng hành xử quốc tế

AI tạo sinh (GenAI) mô tả các thuật toán (hệ thống phần mền) tạo ra các nội dung, dữa liệu trên dữ liệu hiện có. Những nội dung dữ liệu này hoàn toàn mới, có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng, video,... ChatGPT nổi tiếng là một nhánh của GenAI, một chatbot do OpenAI được công bố vào cuối năm 2022. Trong bài viết này này khi nói về AI, nói chung là đề cập tới GenAI.

Dữ liệu đào tạo cho mô hình GPT của OpenAI bao gồm nội dung web, sách, bài viết trên Wikipedia, bài viết tin tức, bài đăng trên mạng xã hội, đoạn mã,... Dưới đây là một số ứng dụng (công cụ) thông dụng nhất của AI.

- ChatGPT 4.0 có khả năng phân tích dữ liệu, tạo biểu đồ, giải các bài toán, chỉnh sửa tệp và thậm chí phát triển các giả thuyết để giải thích xu hướng của dữ liệu;

- Microsoft Binh Chat, một phiên bản của công cụ tìm kiếm, nó được cải tiến công nghệ ChatGPT của OpenAI. Nó có thể duyệt các trang web và cung cấp trích dẫn nguồn với kết quả của nó;

- Goole Bard của Goole có khả năng tạo văn bản, dịch ngôn ngữ, viết nhiều loại nội dung sáng tạo khác nhau và viết, gỡ lỗi mã bằng 20 ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Khoa học hướng tới AI siêu việt (Super AI) vượt qua trí tuệ con người trong mọi lĩnh vực, nhưng đây mới chỉ là giả thuyết cho tương lai.

Tiềm năng và ảnh hưởng của AI rất lớn. “AI sẽ có tác động sâu sắc hơn cả điện và lửa” (Sundar Pichai-CEO Google). “AI không phải là tương lai mà là hiện tại” (Fei-Fei Li, Nhà khoa học AI). “AI có thể là điều tốt nhất hoặc tệ nhất từng xảy ra với nhân loại” (Stephen Hawking-Nhà Vật lý lý thuyết). “Vấn đề không phải AI có thể làm được gì, mà là AI nên làm gì” (Unknown).

Quan hệ của AI với con người là hỗ trợ nhau, không thiếu nhau, mặc dù AI không bao giờ thể thay thế được con người. “AI sẽ không thay thế con người, nhưng con người sử dụng AI sẽ thay thế những người không dùng AI” (Kai-Fu Lê, Chuyên gia AI). “Máy móc có thể học, nhưng con người mới là người ra quyết định” (Satya Nadella-CCEO Microsoft). Người ta nói, con người tạo ra AI, thông qua máy tính. Máy tính không có não mà còn ít cảm xúc, không có được kỹ năng mềm và khả năng sáng tạo còn hạn chế, kém con người. Loài người, từ xưa có quyền lực lớn nhất trên trái đất và mãi mãi chúng ta luôn tự hào về vị trí thống trị ấy. Cùng với trí tuệ thông minh, vốn “có một không hai”, con người vẫn là “độc nhất vô nhị” và vĩ đại nhất trên hành tinh này. Do đó AI trước sau vẫn là trí tuệ thông minh nhân tạo do chính con người tạo ra.

Xu hướng hành xử với AI trong giáo dục

2- AI trong giáo dục

Có thể nói, sự xuất hiện của AI, cụ thể là các ứng dụng của nó vừa là niềm vui, vừa là nỗi sợ hãi trong toàn ngành giáo dục trên thế giới. Áp dụng AI trong giáo dục đó là cơ hội tuyệt vời nhưng cũng là thách thức rất lớn về sự tồn tại của các mô hình học thuật truyền thống, có giá trị như: đánh giá, thiết kế khóa học, hoạt động. Đặc biệt là xây dựng được chính sách của mỗi quốc gia khi đưa AI vào trong giáo dục. Nhiều chuyên gia có chung nhận định: công nghệ của AI trong giáo dục ngày càng khả thi, giúp các tổ chức tiết kiệm tiền của và cải thiện hiệu quả quá trình cũng như quy trình làm việc tại các nhà trường. Tuy cơ hội và tiềm năng của AI trong việc giải quyết được nhiều nhiệm vụ phức tạp nhưng cũng có những rủi ro, thách thức cao hơn và đang ngày càng tăng trong giáo dục.

2.1. Cơ hội và hiện thực hóa của AI

Nhận định chung trong giới khoa học tinh hoa thế giới cho rằng: AI có thể giúp đạt được các ưu tiên về giáo dục theo những cách tốt hơn, ở quy mô lớn và chi phí thấp hơn. AI có thể phục vụ như một chuyên gia ảo tuyệt vời trong một số vai trò giảng dạy và học tập. Mặc dù ứng dụng của AI đang ở giai đoạn cất cánh nhưng hiệu quả hiện hữu của nó đang diễn ra vội vã ở nhiều quốc gia.

Cải thiện chương trình giảng dạy và học tập. AI giúp mở rộng nội dung và cách thức truyền tải, đồng thời tùy chỉnh các bài học để đáp ứng nhu cầu của từng người học. Nâng cao trải nghiệm học tập. Tự động xây dựng tài liệu học tập phù hợp từng người học, giúp học tập cá nhân hóa và phát triển năng lực, tùy thuộc vào những người học khác nhau. Hỗ trợ tận tình người học, như một gia sư riêng, trả lời các câu hỏi bất cứ ngày hay đêm. Người học luôn tự chủ, tự tin và không phải vật lộn với bài tập một mình. AI đặc biệt hữu ích cho những người học nhút nhát hoặc sống khép kín. Họ có thể tự đặt câu hỏi mà không lo bị đánh giá và từ đó mạnh dạn tham gia nhiều hơn ở lớp, ở trường.

Đánh giá và chấm điểm người học. Ứng dụng các công cụ đánh giá để cung cấp các phản hồi kịp thời được cá nhân hóa người học và người dạy. Hỗ trợ tự động về chấm bài, ghi nhận điểm số, phân tích kết quả học tập, giúp người dạy tiết kiệm thời gian. Thiết kế bài giảng, tạo câu hỏi trắc nghiệm, xây dựng các các tài liệu giảng dạy sôi động và hấp dẫn.

Hỗ trợ người quản lý và người dạy. Hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục trong việc lập kế hoạch học tập, quản lý lớp học và phát triển chuyên môn. AI giúp tìm kiếm tài liệu hay nghiên cứu và tài nguyên mới và nhanh nhất. Người dạy và người học tự học thêm các kỹ năng cứng và mềm hoặc kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sống. Tạo game học tập vui nhộn, mang tính giải trí, người học có thể chơi mà học. AI hỗ trợ cuộc sống cho người dạy và tự nâng cao thu nhập một cách dễ dàng cho bản thân.

Xu hướng hành xử với AI trong giáo dục

Tác giả (thứ 2 từ trái vào) tới thăm Công ty Công nghệ Meta, Facebook ở Seattle, Bellevue (Washington, Mỹ), tháng 01 năm 2025.

2.2. Thách thức và rủi ro của AI

Cùng với lợi ích tiềm năng và đang dần hiện thực hóa của AI là xuất hiện những trở ngại, khó khăn. Đây là cái cớ khiến một số quốc gia hạn chế hay ngăn cấm AI đi vào cuộc sống học đường. Tất cả những thách thức và rủi ro này, đòi hỏi cộng đồng giáo dục phải đưa ra chính sách khả thi để vượt qua.

Gian lận và đạo đức của người học. Người học có thể sử dụng AI để giải bài tập về nhà hoặc làm bài kiểm tra. Các bài luận do AI tạo ra có nguy cơ làm suy yếu việc học cũng như quá trình vào học các cấp học cao hơn. Bên cạnh những vấn đề đạo đức liên quan như vậy, người học sử dụng AI để làm bài thay. Điều này dẫn đến không học được nội dung và kỹ năng mà người học rất cần phải biết.

Quan ngại về quyền riêng tư. Khi tương tác với AI, các cuộc trò chuyện và thông tin cá nhân của họ, có thể được lưu trữ và phân tích, gây rủi ro cho người dạy và người học. Đặc biệt cần hạn chế sử dụng AI công cộng, nơi dữ liệu cá nhân khó được bảo vệ, nhất là sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng mục đích hoặc chia sẻ cho bên thứ ba.

Vấn đề công bằng. Không phải tất cả các người học, tùy phụ thuộc vào hoàn cảnh cá nhân, đều có quyền truy cập thiết bị máy tính và Internet. Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các vùng miền, người giàu và người nghèo và còn ảnh hưởng với tất cả người dạy và người học khác.

Giảm kết nối xã hội. Việc dành nhiều thời gian để sử dụng AI, sẽ phải trả giá bằng việc người học ít tương tác với người dạy và cả bạn học cùng lớp. Trẻ em có thể chuyển qua các cuộc đàm thoại với AI, thay vì nói chuyện với bạn bè của chúng. Khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, sự cô đơn, cô lập và thiếu kết nối xã hội. Điều này sẽ làm tăng sự phức tạp cuộc khủng hoảng trên toàn cầu đang diễn ra gay gắt.

Quá phụ thuộc vào công nghệ. Người dạy và người học đều phải đối mặt với nguy cơ trở nên quá phụ thuộc vào công nghệ AI thúc đẩy. Người học sẽ kìm hãm việc học, đặc biệt sự phát triển của tư duy phản biện. Người dạy, người quản lý và người học có thể bị cám dỗ chấp nhận nội dung ban đầu do AI tạo ra, thay vì dành thời gian để xem xét và tinh chỉnh nó để có giá trị giáo dục tối ưu nhất.

3- Xu hướng hành xử với AI

Nghịch lý của AI có thể nằm ở tiềm năng của nó trong việc nâng cao yếu tố con người, giữa các cá nhân trong giáo dục. Công nghệ và công nghệ AI không cách mạng hóa giáo dục, chính con người mới làm được điều đó. Con người tạo ra hệ thống và tổ chức giáo dục trẻ em và những người lãnh đạo các hệ thống đó quyết định sử dụng công cụ công nghệ AI nào và cách sử dụng chúng.

Các quốc gia phải đầu tư cho xây dựng chính sách, thể chế AI trong giáo dục, tập trung vào: Khung quản lý rủi ro; cấp phép và chứng nhận mô hình ứng dụng AI; quản trị AI tập trung so với phi tập trung; quyền riêng tư và kiểm duyệt nội dung. Một khuôn khổ chính sách có mục đích và mang sắc thái của mỗi quốc gia là cần thiết liên kết trong AI. Phải theo quan điểm, thay vì hạn chế việc sử dụng ứng dụng của AI là tăng cường cơ hội giảng dạy và học tập. Điều này là trao quyền cho các nhà giáo dục, người dạy và người học để thúc đẩy hiệu quả công việc của họ. Việc áp dụng công nghệ AI nên được thực hiện kết hợp với việc tăng cường vào sự hợp tác, tư duy phản biện và các kỹ năng lấy người học làm trung tâm.

Nắm bắt cơ hội và thách thức của AI. Làm thế nào các tổ chức có thể nắm bắt được tiềm năng của AI trong khi phải giảm thiểu các cạm bẫy? Cách tiếp cận tốt nhất là đảm bảo các nhà trường và người học hiểu rõ về AI và điều chỉnh chương trình giảng dạy để nắm bắt chính xác và đầy đủ công nghệ AI. Tập trung đào tạo kỹ năng số cho cả người dạy và người học để làm chủ thông tin đầu vào. Kiến thức thông tin là kỹ năng quan trọng nhất và cần được đào tạo, nếu một khi chúng ta muốn chống lại thông tin sai lệch mà văn bản do AI tạo ra có thể gây ra.

Đưa công nghệ AI vào dạy và học. Cần tích hợp các công cụ này vào các phương pháp sư phạm và chính sách quốc gia. Kết hợp nhiều chiến lược khác nhau vào đánh giá người học để ngăn chặn gian lận, vi phạm đạo đức, có lẽ là phương pháp hữu hiệu nhất. Không chỉ dựa vào một công cụ mà còn dựa vào nhiều thứ, như: tạo ra các câu hỏi mở; hoặc bài luận người học tự viết; ngẫu nhiên hóa các câu hỏi và câu trả lời để sao cho không có hai người học nào được đưa ra cùng một bộ câu hỏi. Có thể thay đổi hoàn toàn hoạt động mà người học làm việc cùng nhau, hợp tác và học hỏi lẫn nhau. Thảo luận về một câu hỏi cụ thể và cùng nhau đi đến câu trả lời.
Giáo dục không thể thoát khỏi AI. Một cuộc khảo sát gần đây phát hiện ra rằng phần lớn người học đã thử nó một làn trong môi trường nhà trường. Nhiều người sử dụng công nghệ AI hàng ngày. Nhà trường nên cấm AI trong lớp học hay khuyến khích sử dụng nó trong lớp học? Câu trả lời sẽ là: không có ích gì chống lại sự lan rộng của AI khi mà người học vẫn âm thầm sử dụng nó. Thay vào đó, chúng ta nên xem xét mọi cách tận dụng tối đa công cụ AI và tìm cách giảm thiểu mọi rủi ro có liên quan.

Đầu năm 2025, Hội nghị thượng đỉnh quốc tế toàn cầu về AI được tổ chức tại Paris (Cộng hòa Pháp), quy tụ nhiều nước lớn, nước phát triển và đang phát triển tới dự. Tuyên bố của Hội nghị lần này nêu rõ một số ưu tiên là "đảm bảo AI mở, bao trùm, minh bạch, có đạo đức, an toàn, bảo mật và đáng tin cậy, có tính đến các khuôn khổ quốc tế cho tất cả mọi người" và các nước tham gia ký kết có chung mục tiêu phát triển AI “bền vững cho nhân loại và trái đất".

Chúng ta hãy làm theo khuyến cáo và nhấn mạnh của UNESCO, rằng: Chính phủ các nước cần phê duyệt một chương trình về giáo dục AI dành cho các cấp học và bậc học.

Đặng Tự Ân
Giám đốc Quỹ Đổi mới giáo dục Việt Nam

Tin bài khác
Dự án “Airboosts” giành giải Nhất AiViet Innovation Award 2024

Dự án “Airboosts” giành giải Nhất AiViet Innovation Award 2024

AiViet Innovation Award 2024 là cuộc thi khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tiềm năng trong lĩnh vực khoa học công nghệ, do quỹ Ái Việt Venture phát động.
Vai trò và thách thức của tự động hóa trong phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao

Vai trò và thách thức của tự động hóa trong phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao

Nhiều năm gần đây, công nghệ điều khiển tự động (tự động hóa) đã và đang góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, việc ứng dụng tự động hóa vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng vấp phải nhiều thách thức.
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/2: Thận trọng với rủi ro điều chỉnh khi VN Index chạm ngưỡng nhạy cảm

Nhận định phiên giao dịch ngày 19/2: Thận trọng với rủi ro điều chỉnh khi VN Index chạm ngưỡng nhạy cảm

VN Index tiếp tục đối mặt với vùng kháng cự 1.280-1.300 điểm – ngưỡng mà thị trường chưa thể vượt qua kể từ năm 2022.
"Cần nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học"

"Cần nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học"

Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, ngoài miễn trách nhiệm dân sự cũng cần nghiên cứu miễn cả trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi nếu không thì người làm khoa học hết sức rủi ro trong nghiên cứu.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/2/2025: Tuổi Dậu tín hiệu tốt, tuổi Dần mọi việc suôn sẻ

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/2/2025: Tuổi Dậu tín hiệu tốt, tuổi Dần mọi việc suôn sẻ

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/2: VN Index tăng nhẹ bất chấp áp lực phân hóa

Thị trường chứng khoán ngày 18/2: VN Index tăng nhẹ bất chấp áp lực phân hóa

Phiên giao dịch ngày 18/2 khởi đầu với nhiều tín hiệu tích cực khi nhiều cổ phiếu riêng lẻ đồng loạt tăng giá, đưa VN Index vượt mốc 1.283 điểm vào giữa phiên sáng. Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh ở nhóm nguyên vật liệu, công nghiệp và một phần nhóm ngân hàng đã khiến đà tăng của thị trường bị hãm lại. Đóng cửa phiên, VN Index đạt 1.278,14 điểm, tăng 5,42 điểm (+0,43%) so với phiên trước.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông giữ chức Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII là yêu cầu cấp bách

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII là yêu cầu cấp bách

Sáng 17/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII và đánh giá môi trường chiến lược.
Bước ngoặt tự động hóa: Robot hình người đánh bóng siêu chính xác

Bước ngoặt tự động hóa: Robot hình người đánh bóng siêu chính xác

Một công ty công nghệ Trung Quốc đã giới thiệu robot hình người đầu tiên được chế tạo dành riêng cho công việc đánh bóng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 18/2: Thị trường vẫn giữ xu hướng tích cực

Nhận định phiên giao dịch ngày 18/2: Thị trường vẫn giữ xu hướng tích cực

VN Index tiếp tục rung lắc quanh vùng kháng cự 1.280 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy đà tăng có dấu hiệu chậm lại, nhưng đường xu hướng từ đáy 13/1 vẫn được giữ vững, củng cố triển vọng tích cực trong ngắn hạn. Trong bối cảnh này, nhà đầu tư nên ưu tiên nắm giữ danh mục hiện có và chờ đợi cơ hội mua mới khi xuất hiện nhịp điều chỉnh phù hợp, nhằm tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh