timtos

Thúc đẩy đào tạo AI để nâng cao chất lượng giáo dục

Đào tạo
27/11/2024 11:48
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã ưu tiên khai thác AI để nâng cao chất lượng giáo dục.
aa
Cuộc chiến công nghệ AI đang nóng lên Mối lo AI đào tạo AI: Hệ lụy tiềm tàng và vai trò của dữ liệu thực AI sẽ định hình tương lai như thế nào? góc nhìn chiến lược năm 2024

Ứng dụng AI mở ra nền giáo dục thông minh

Thúc đẩy đào tạo AI để nâng cao chất lượng giáo dục
Các nhà nghiên cứu dự đoán AI toàn cầu sẽ vượt 20 tỷ USD vào năm 2027, trong đó ngành giáo dục có sự đầu tư đặc biệt (Ảnh minh họa, internet)

Trên thế giới, AI đang hỗ trợ khoảng 50% các quy trình đào tạo, vận hành trong các trường tiểu học, trung học và đại học. AI thúc đẩy ngành giáo dục bằng cách cải thiện mức độ tương tác của học sinh, sinh viên thông qua các khóa học tùy chỉnh, bài giảng trực tuyến, lớp học kết hợp trò chơi để nâng cao kỹ năng, kết quả đạt được cao hơn nhiều so với các phương pháp giáo dục truyền thống. Đây chính là cơ sở để các nhà nghiên cứu dự đoán AI toàn cầu sẽ vượt 20 tỷ USD vào năm 2027.

Chính phủ Singapore bố trí một khoản ngân quỹ 1 tỷ SGD để phát triển AI trong vòng 5 năm tới. Cụ thể, năm 2023, Bộ Giáo dục Singapore triển khai Kế hoạch EdTech 2030 “Chuyển đổi giáo dục thông qua công nghệ” nhằm tích hợp AI vào sâu trong giáo dục với ba mục tiêu chính: Tự định hướng học tập, tức trao quyền cho học sinh tự chịu trách nhiệm về hành trình học tập; Cá nhân hóa học tập, là sử dụng công nghệ theo nhu cầu của từng cá nhân, học theo tốc độ và phong cách của mỗi người; Kết nối công nghệ trong học tập, nhằm phá vỡ các bức tường ngăn cách, kết nối giữa người học với các chuyên gia và tài nguyên học tập toàn cầu…

Theo đó, Bộ Giáo dục Singapore đã và đang xây dựng và đưa một loạt các trợ lý AI hỗ trợ học tập vào các trường tiểu học, trung học. Ví dụ như trợ lý Toán học FA-Math được đưa vào hệ thống giáo dục tiểu học Singapore từ tháng 6 năm 2023. Tiếp đó, tháng 12 năm 2023 trợ lý tiếng Anh LangFA-EL và trợ lý trả lời ngắn ShortAnsFA dành cho môn địa lý và khoa học, dành cho học sinh trường tiểu học và trung học.

Thúc đẩy đào tạo AI để nâng cao chất lượng giáo dục
Tại Việt Nam, đã có hơn 8000 giáo viên đăng ký từ 63/63 tỉnh thành, với hơn 4.300 trường học , tham dự các khóa đào tạo AI (Ảnh minh họa, internet)

Tại Việt Nam, hồi tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo (GDĐT) Hoàng Minh Sơn đã có buổi làm việc với tổ chức STEAM for Vietnam về chương trình đào tạo AI cho giáo viên. Bộ GDĐT hướng tới đưa ứng dụng AI vào giáo dục để giúp học sinh, sinh viên Việt Nam trở thành công dân toàn cầu.

STEAM for Vietnam tập trung nghiên cứu Generative AI (GenAI). GenAI có thể giúp giáo viên mở khóa các tiềm năng, hỗ trợ giáo viên trong việc lên ý tưởng, kế hoạch giảng dạy chi tiết, chấm bài, trợ giảng, tham khảo các đề tài bằng nhiều ngôn ngữ, để hỗ trợ việc giảng dạy tốt nhất.

Theo Tiến sĩ Trần Việt Hùng - Người sáng lập STEAM for Việt Nam, ứng dụng của GenAI trong giảng dạy ở Việt Nam hiện còn mới mẻ và chủ yếu do giáo viên chủ động tiếp cận ở mức độ cá nhân. Đây là chương trình đầu tiên trên thế giới, quy mô quốc gia về phổ cập GenAI cho giáo viên. Đã có hơn 8000 thầy cô đăng ký từ 63/63 tỉnh thành, với hơn 4.300 trường học. Sau khóa học, các thầy cô sẽ trở thành những người truyền đạt, hướng dẫn lại cho đồng nghiệp.

Cùng với đó, Vụ Giáo dục Tiểu học cũng triển khai Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số ở cấp Tiểu học.

Sự hợp nhất của AI với hệ thống học tập kỹ thuật số, đối với nền giáo dục trong nước đã tạo nên khái niệm học tập hoàn toàn mới, đó là nền “giáo dục thông minh”. Thị trường giáo dục kỹ thuật số (e-Learning), đang tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các ứng dụng công nghệ AI.

Theo một báo cáo từ McKinsey & Company, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục có thể giúp học sinh tăng cường hiệu quả học tập từ 20% đến 30% nhờ vào các công cụ cá nhân hóa và phản hồi nhanh chóng từ chatbot.

Các ứng dụng của AI trong giáo dục có thể giúp tạo ra nội dung học tập một cách tự động và thông minh. Chẳng hạn, các công cụ sử dụng Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như GPT-4 có thể hỗ trợ giáo viên trong việc soạn bài giảng, tạo đề thi hoặc thiết kế các hoạt động học tập tương tác, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao năng lực học tập.

Thúc đẩy đào tạo AI nâng cao năng lực người lao động

Mới đây, trong một cuộc hội thảo về việc hợp tác thúc đẩy trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam với Pháp, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Việt Nam đang có rất nhiều ưu thế, lợi thế trong phát triển công nghệ, hoàn toàn có thể trở thành nước công nghệ số trong tương lai nếu thúc đẩy số hóa đồng bộ nền kinh tế, giáo dục, y tế, hành chính.

Thúc đẩy đào tạo AI để nâng cao chất lượng giáo dục
Song song với việc đào tạo AI, chúng ta cần thử nghiệm môi trường ứng dụng có kiểm soát (Ảnh minh họa, internet)

Theo ông Phan Văn Hòa – Giám đốc công nghệ Collabridge, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, AI ứng dụng trong việc thu thập dữ liệu, số hóa tài liệu để xây dựng các khóa đào tạo kỹ thuật số, xây dựng lớp học ảo.

Ông Hòa cho rằng, có thể ví trí tuệ nhân tạo như một cuộc cách mạng hóa giáo dục, tiếp cận nền giáo dục hiện đại toàn cầu thay thế dần các phương pháp học tập truyền thống, vì vậy phải làm rất tốt việc nâng cao năng lực AI cho lực lượng lao động trong nước thông qua các khóa đào tạo.

Tại Việt Nam, tập đoàn FPT, Đại học Bách khoa Hà Nội đang là một trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ AI vào giáo dục, đào tạo.

Cụ thể, mỗi năm, FPT đào tạo ra 20.000 sinh viên có trình độ công nghệ thông tin, đầu tư cho ngành công nghệ trong và ngoài nước. Còn tại Đại học Bách khoa Hà Nội, đơn vị nổi tiếng về đào tạo sinh viên công nghệ nhiều năm qua, những năm gần đây, ngoài đào tạo các thế hệ sinh viên về công nghệ, nhà trường cũng đã và đang tổ chức các khóa đào tạo AI ngắn hạn từ 1-3-6 tháng cho các giảng viên trong trường. Đại học Bách khoa Hà Nội còn tập trung xây dựng các phòng lab về AI, xây dựng trung tâm chuyên nghiên cứu, đào tạo về AI.

Cùng chung nhận định về giá trị to lớn của ứng dụng AI trong giáo dục, bà Bùi Điệp – Giám đốc điều hành eJOY Learning cho rằng, chúng ta dùng AI để liên tục học kiến thức mới vì công nghệ ngày hôm nay sẽ trở thành kiến thức cũ của ngày mai.

Những người làm giáo dục buộc phải nâng cao năng lực công nghệ của bản thân, liên tục tham gia các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức mới về AI, và trên hết phải biết ứng dụng, biến trí tuệ nhân tạo thành công cụ để giảng dạy.

“Chúng ta không có quyền thờ ơ, xa lạ với các thuật ngữ như “thị giác máy tính” (Computer vision), “công nghệ máy học” (hay còn gọi là học sâu - Deep learning) và “mạng nơ-ron tích hợp” (Convolutional neural network - CNN).

Khi các thuật toán, các bài giảng được số hóa bằng ứng dụng AI, độ nhanh và chính xác đã tăng gấp nhiều lần. Vì vậy, nếu giảng viên không nâng tầm giáo dục, không thay đổi thì không đánh giá được tầm sáng tạo của sinh viên, không theo kịp xu hướng thế giới, điều đó sẽ kéo nền giáo dục đi giật lùi”, bà Điệp chia sẻ.

Việc thiết lập các khóa đào tạo về AI vô cùng quan trọng. Các thầy cô, giảng viên trong nước cần chủ động tham gia các khóa đào tạo về trí tuệ nhân tạo cùng học sinh, sinh viên, tham gia các lớp đào tạo AI ngắn hạn từ 1-3-6 tháng và liên tục cập nhật kiến thức mới của nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Song song với việc đào tạo, chúng ta cần thử nghiệm môi trường ứng dụng có kiểm soát, điều đó giúp nâng cao năng lực trí tuệ nhân tạo cho người lao động và tầng lớp trí thức trong nước.

Nguyễn Hạnh

tudonghoangaynay.vn
Bài liên quan
Tin bài khác
Năm 2025, số hóa ngành giáo dục phải ở cấp độ cao hơn

Năm 2025, số hóa ngành giáo dục phải ở cấp độ cao hơn

Đẩy mạnh triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trong lĩnh vực quản lý giáo dục và hoạt động chuyên môn của ngành…
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/2: Thận trọng khi tiếp cận ngưỡng 1.300 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 21/2: Thận trọng khi tiếp cận ngưỡng 1.300 điểm

VN Index tiếp tục duy trì đà tăng và tiến sát vùng cản 1.300 điểm nhờ sự hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu trụ. Tuy nhiên, áp lực chốt lời cũng gia tăng, đặc biệt từ khối ngoại với giá trị bán ròng 390 tỷ đồng, đặt ra những thách thức cho phiên giao dịch ngày 21/2. Khi chỉ số tiệm cận vùng kháng cự mạnh, nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc chốt lời dần, thay vì mở mua mới.
Áo khoác thông minh tích hợp AI giúp ngăn ngừa bỏng nhiệt

Áo khoác thông minh tích hợp AI giúp ngăn ngừa bỏng nhiệt

Với sự phát triển của công nghệ dệt điện tử, những sản phẩm như đệm sưởi, chăn điện có thể mang lại cảm giác ấm áp và giúp giảm bớt cơn đau nhức cho người mặc. Tuy nhiên, nếu sử dụng những thiết bị này trong thời gian dài có thể sẽ gây ra các sự cố như tăng thân nhiệt hoặc bỏng nhiệt…
Nhật Bản muốn cùng Việt Nam lấp lỗ hổng nhân lực bán dẫn

Nhật Bản muốn cùng Việt Nam lấp lỗ hổng nhân lực bán dẫn

Nhật Bản thiếu nhân lực bán dẫn tại vùng Kyushu nên mong muốn Việt Nam hợp tác cung cấp nhân lực để tăng cường nhân lực trong chuỗi cung ứng chip.
Thị trường chứng khoán ngày 20/2: NVL bứt phá mạnh mẽ, thị trường giữ vững đà tăng

Thị trường chứng khoán ngày 20/2: NVL bứt phá mạnh mẽ, thị trường giữ vững đà tăng

Thị trường ghi nhận sự khởi sắc khi VN Index tiếp tục duy trì đà tăng. Đáng chú ý, cổ phiếu NVL trở thành tâm điểm với khối lượng khớp lệnh đột biến, gấp hơn 4 lần trung bình 10 phiên gần nhất, cùng nhiều mã midcap và penny khác tăng kịch trần. Dù vậy, áp lực chốt lời xuất hiện vào cuối phiên, trong khi khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 390 tỷ đồng.
Ba Hội nghề nghiệp ICT ký hợp tác phối hợp triển khai Nghị quyết 57

Ba Hội nghề nghiệp ICT ký hợp tác phối hợp triển khai Nghị quyết 57

3 Hội nghề nghiệp lĩnh vực ICT: Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, Hội Tự động hóa Việt Nam và Hội Tin học Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tại sự kiện "Gặp gỡ ICT - Xuân Ất Tỵ 2025".
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ tín hiệu tích cực, tuổi Dậu dự báo rắc rối

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/2/2025: Tuổi Ngọ tín hiệu tích cực, tuổi Dậu dự báo rắc rối

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/2: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn phái sinh

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/2: Cẩn trọng trong phiên đáo hạn phái sinh

Phiên giao dịch ngày 19/2 chứng kiến VN Index tăng mạnh, đóng cửa tại mức cao nhất phiên 1.288,56 điểm. Dòng tiền lan tỏa rộng, đặc biệt khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 350 tỷ đồng trên HoSE.
Tổng Giám đốc Vingroup: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học

Tổng Giám đốc Vingroup: Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu khoa học

"Chúng tôi tin rằng có cơ chế khuyến khích hợp lý, làn sóng tiêu dùng xanh sẽ lan tỏa nhanh chóng góp phần hiện thực cam kết phát thải của quốc gia"- Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup chia sẻ.
Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt

Vũ Thế Long và tình yêu với ẩm thực Việt

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh