Bảy hướng nghiên cứu của khoa học phòng Covid-19 giai đoạn mới

Diễn đàn
18/10/2021 16:58
Sáng 18/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có buổi làm việc với các nhà khoa học đầu ngành để bàn giải pháp khoa học phòng chống dịch Covid-19. Phó Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp, giúp Chính phủ có cái nhìn tổng thể và bước chuẩn bị tốt hơn trong giai đoạn sắp tới.
aa

Sáng 18/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có buổi làm việc với các nhà khoa học đầu ngành để bàn giải pháp khoa học phòng chống dịch Covid-19. Sự kiện diễn ra tại Bộ Khoa học và Công nghệ, trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Tại sự kiện, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận sự vào cuộc của ngành khoa học chủ động với những đóng góp “rất khoa học”. Nhìn lại hai năm chống dịch, ông cho rằng đã có những thứ đã làm đúng nhưng có những thứ chưa thật tốt “cả tầm chủ trương chính sách và thực thi”, Phó thủ tướng nói và cho rằng, cần nhìn nhận khách quan. Theo đó, ông mong muốn các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp, giúp Chính phủ có cái nhìn tổng thể và bước chuẩn bị tốt hơn trong giai đoạn sắp tới.

bay huong nghien cuu cua khoa hoc phong covid 19 giai doan moi
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra những gợi mở để các nhà khoa học đóng góp giải pháp. Ảnh: Giang Huy

Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, các nhà khoa học Việt Nam đã nỗ lực từ những ngày đầu, có đóng góp mang tính quyết định thành công trong phòng, chống dịch Covid-19. Ông cho biết trong giai đoạn tới cần có các giải pháp ứng phó khắc phục tác hại của dịch bệnh, giải pháp khôi phục kinh tế. Bộ trưởng mong muốn các nhà khoa học tiếp tục có những đóng góp để Việt Nam có thể chủ động trong phòng chống dịch bệnh theo phương châm “thích ứng an toàn – linh hoạt”.

bay huong nghien cuu cua khoa hoc phong covid 19 giai doan moi
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Giang Huy

Điểm lại một số kết quả hai năm qua, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá “trong mọi hoàn cảnh, khoa học đóng góp thầm lặng nhưng tiên phong”. Từ những ngày đầu xuất hiện dịch, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Y tế và các nhà khoa học vào cuộc kịp thời phân lập, nuôi cấy thành công nCoV. Kết quả này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phân lập, nuôi cấy thành công nCoV.

“Đây là dấu ấn đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sản xuất bộ kit chẩn đoán, sản xuất vaccine và nghiên cứu sâu hơn về virus”, thứ trưởng Duy nói. Ngay sau đó, Bộ sinh phẩm realtime RT-PCR cũng được Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nghiên cứu, sản xuất thành công sau một tháng. Bộ sinh phẩm này đạt tiêu chuẩn quốc tế phát hiện nCoV, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng ngày 07/3/2020. Đến nay, hàng triệu test đã được cung cấp cho hầu hết các tỉnh trong cả nước, góp phần đặc biệt quan trọng vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các đợt dịch bùng phát vừa qua.

Nhiều loại kit test nhanh cũng được nghiên cứu và sản xuất thành công sau đó.

Vắc xin Covid-19 đã được nghiên cứu thành công. Hiện vắc xin Nanocovax do Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen nghiên cứu sản xuất đã được đánh giá giữa kỳ giai đoạn ba, đang chờ Bộ Y tế cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xinphòng Covid-9 bằng công nghệ mRNA cho Công ty VinBioCare thuộc tập đoàn VinGroup. Hiện nay, VinBioCare đang xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin phòng Covid-19 bằng công nghệ mRNA tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Ở lĩnh vực thuốc điều trị, hiện thuốc PegLambda là sản phẩm của nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia, hiện đang được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên bệnh nhân Covid-19.

Theo ông Duy, hiện nhiều đơn vị nghiên cứu trong cả nước đã nghiên cứu xây dựng được mô hình dự báo, diễn biến dịch Covid-19. Trong số này Viện Nghiên cứu Hệ gene đã xác định đặc điểm hệ gene người liên quan đến tiên lượng bệnh; Trường Đại học Y Hà Nội nghiên cứu theo dõi diễn biến các biến chủng của nCoV; các nghiên cứu chế tạo robot hỗ trợ y tế (Vibot) cũng kịp thời hoàn thiện và đưa vào ứng dụng,…

Trong giai đoạn chống dịch hai năm qua, một lực lượng lớn nhà khoa học đã tham gia tình nguyện đóng góp vào hoạt động của Hệ tri thức Việt số hóa và Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng, chống dịch Covid-19. Thứ trưởng Duy cho biết, đã có hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia trong các nhiều lĩnh vực như y tế, công nghệ thông tin, toán học, xã hội học,… và hàng nghìn tình nguyện viên làm việc liên tục từ ngày 08/3/2020 đến nay. Nhờ những đóng góp này, lực lượng phòng chống dịch kịp thời có thông tin phục vụ truy vết, kiểm soát nguy cơ vùng dịch, khoanh vùng, đánh giá tình hình để đưa ra các biện pháp thích ứng kịp thời.

Trong đợt dịch cuối tháng 4/2021 đến nay Tổ thông tin đã thiết lập và vận hành tổng đài hỗ trợ khai báo y tế 18001119, đã tiếp nhận 110.750 cuộc gọi của người dân trên toàn quốc. Hệ thống robot trí tuệ nhân tạo (Callbot) gọi điện hỗ trợ khai báo y tế cho gần 2,5 triệu người dân trong vùng dịch, vùng có nguy cơ cao cũng được triển khai, giúp sớm sàng lọc những người có nguy cơ để xét nghiệm.

Tổ thông tin cũng tham gia nghiên cứu các xu thế và giải pháp phòng dịch của thế giới, từ đó đề xuất triển khai, tham gia thiết kế các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phòng chống dịch như: khai báo y tế, quét mã QR di chuyển, công cụ trực tuyến quản lý mã ca bệnh, vòng tay quản lý cách ly, hệ thống giám sát an toàn Covid-19, xây dựng công cụ lưu trữ dữ liệu F0, dữ liệu dịch tễ,…

Làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin

Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, mặc dù tỷ lệ người dân được tiêm vắc xin ngày càng tăng, tuy nhiên do nCoV thường xuyên biến đổi tạo ra các chủng mới có nguy cơ kháng lại vaccine, vì vậy nguy cơ dịch bệnh bùng phát còn rất cao.

Theo đó, giai đoạn tới ngành khoa học tập trung bảy hướng nghiên cứu, trong đó có vắc xin và thuốc điều trị; hội chứng hậu Covid; hỗ trợ hoàn thiện công nghệ máy thở oxy dòng cao (HFNC), hệ thống làm giàu oxy và khí nén sử dụng trong y tế di động; các phương pháp xét nghiệm mới phát hiện nCoV qua mẫu bệnh phẩm là nước bọt, hơi thở, các nghiên cứu đánh giá tác động đến kinh tế và khuyến nghị các mô hình hoạt động giáo dục, y tế thích ứng trong giai đoạn mới.

Cụ thể Việt Nam sẽ nghiên cứu sản xuất vắc xin và thuốc điều trị Covid-19, mục tiêu làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin và sản xuất được tối thiểu năm loại vắc xin, trong đó ưu tiên vắc xin Covid-19, vắc xin ung thư, vắc xin phối hợp nhiều thành phần. Các nghiên cứu sản xuất KIT định lượng và khả năng trung hòa của kháng thể kháng nCoV cũng được triển khai.

Nhà khoa học muốn nhận được đặt hàng

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài nên việc thích ứng, sống chung với dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới là cần thiết.

Theo ông Phu, mỗi khu vực, mỗi vùng phải áp dụng các biện pháp khác nhau. “Vắc xin chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng cho người mắc, khả năng lây nhiễm vẫn còn”, ông Phu nói và cho rằng với những người đã tiêm vắc xin vẫn cần đảm bảo công tác phòng dịch. Việc xét nghiệm cũng cần được tập trung vào người ho, sốt, lái xe, người có dịch tễ phức tạp thay vì xét nghiệm ồ ạt,… gây lãng phí. “Chúng ta phải tính chuyện con nhà nghèo, chỉ xét nghiệm theo đối tượng, theo nguy cơ”, ông Phu nói.

Ông Phu đề xuất cần có những nghiên cứu cơ bản như giải trình tự gene, điều tra dịch tễ, đánh giá kháng thể cộng đồng sau khi tiêm vaccine cũng như hiệu quả của từng loại vắc xin Covid-19. Việt Nam có 8 loại vắc xin nhưng phải đánh giá hiệu quả thế nào của từng loại, thời điểm tiêm nhắc lại thế nào. Ngoài ra, cần phải có công nghệ lấy mẫu xét nghiệm nhanh, rẻ.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Đại học Y Hà Nội đánh giá cao ứng dụng khoa học, đặc biệt là ứng dụng AI trong chống dịch Covid-19. Ông cho biết, Đại học Y Hà Nội đang phối hợp với Tập đoàn FPT sử dụng người máy AI để gọi điện truy vết bệnh nhân Covid-19, tổ chức đánh giá, thử nghiệm trên gần 100 F0 đem lại hiệu quả rất cao. Ngoài ra, công nghệ AI còn được sử dụng phân loại, kết nối giường bệnh trống, xe cấp cứu gần nhất…

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng Bình thường mới không có nghĩa để dịch phát triển tự do. Để sống chung với dịch bệnh, cần hệ thống giám sát dịch đủ mạnh, hệ thống điều trị ứng phó phù hợp. Hệ thống sẵn sàng phải giám sát tốt, phát hiện sớm, truy vết, khoanh vùng, dập từng ổ dịch ngay lập tức. Để làm được điều này, PGS Nhung đề xuất một chương trình chiến lược tổng thể quốc gia về Covid-19 gồm nghiên cứu cơ bản, dịch tễ, xét nghiệm, vắc xin, các dữ liệu lâm sàng, phác đồ điều trị, phát triển thuốc, trang thiết bị y tế,…

Ông Nhung kiến nghị, nên có một chương trình vừa chống lao, vừa chống Covid-19 “đây là hai bệnh có chung cơ chế lây truyền”, PGS Nhung nói.

GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cũng mong muốn các ngành mở rộng hình thức đặt hàng các cơ sở nghiên cứu. Từ đầu bài này, các nhà khoa học sẽ tập trung giải quyết. “Cần mở rộng ngoại giao công nghệ để Việt Nam có các nguồn cung cấp vắc xin, thuốc điều trị Covid-19 phong phú, nhiều lựa chọn”, GS Quyết nói.

Chung quan điểm này, GS. VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mong muốn nhận được đặt hàng từ Bộ Y tế. Ông cho rằng, khi đó các nhà khoa học sẽ biết rõ Bộ Y tế đang cần gì để lực lượng nghiên cứu sẵn sàng chia sẻ. Cách này cũng là để các đơn vị nghiên cứu tránh được tình trạng nghiên cứu chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực. “Ví dụ như máy thở, rất nhiều đơn vị cùng nghiên cứu, lãng phí nguồn nhân lực rất lớn”, ông Minh nói.

bay huong nghien cuu cua khoa hoc phong covid 19 giai doan moi
Các nhà khoa học phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Giang Huy

Đề xuất Việt Nam thành lập Trung tâm an toàn sinh học cấp III, cấp IV

GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng cần làm rõ khái niệm “bình thường mới” để có chiến lược phù hợp. Về nghiên cứu vắc xin trong nước là rất quan trọng, cần được ủng hộ song theo ông Cường, việc chuyển giao công nghệ nên được coi trọng hơn. Trên thế giới, không phải quốc gia nào cũng tham gia sản xuất vắc xin. “Các doanh nghiệp lớn thực hiện chuyển giao công nghệ này rất tốt, cần phải phát huy chứ không nên câu nệ nghiên cứu sản xuất vắc xin phải từ các cơ quan Nhà nước”, ông Cường nói.

Ông Trần Quang Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu một số khó khăn, thách thức trong nghiên cứu phòng chống dịch Covid-19. Việt Nam chưa có cơ sở đạt yêu cầu về an toàn sinh học cấp 3,4 để thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng, nghiên cứu thử thách đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine phòng chống dịch Covid-19, thuốc, sinh phẩm điều trị trên động vật thí nghiệm lớn,…

Ông cho biết, các dự án, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ trong ngành y tế đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, có độ rui ro cao, với mục đích phi lợi nhuận, thời gian dài. Tuy nhiên theo quy định, mức hỗ trợ tối đa cũng chỉ đến 50% cho dự án sản xuất vắc xin, thời gian không quá 36 tháng, ông Thuấn cho rằng “chưa phù hợp”. Ngân sách nhà nước phân bổ trực tiếp cho Bộ Y tế triển khai hoat động khoa học và công nghệ hàng năm còn thấp (60-70 tỷ đồng), không có kinh phí dự phòng cho các nhiệm vụ đột xuất, đặc biệt là kinh phí cho đầu tư hạ tầng và mua sắm trang thiết bị y tế nghiên cứu chuyên sâu.

Thứ trưởng Thuấn đề xuất Chính phủ xem xét bổ sung ngân sách cho khoa học và công nghệ ngành Y tế, đặc biệt là các nghiên cứu phục vụ phòng chống Covid-19. “Cần xây dựng Trung tâm an toàn sinh học cấp III, cấp IV đầy đủ, phục vụ thực hiện các hoạt động thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng, đáp ứng cho các nghiên cứu”, ông Thuấn đề xuất.

Ba bài học từ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, từ hoạt động nghiên cứu phòng chống dịch, thời gian qua, có ba bài học được rút ra.

Một là: các nhà khoa học của Việt Nam đã đủ năng lực nghiên cứu thành công nhiều sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 dựa trên những nghiên cứu cơ bản về dịch tễ học và virus học, trong đó có nCoV.

Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu sản xuất thành công vắc xin và thuốc điều trị Covid-19. Các nhà khoa học xã hội và nhân văn đã nghiên cứu về tác động của đại dịch đến phát triển kinh tế – xã hội, cũng như đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. “Cần có niềm tin vào các nhà khoa học đã chung tay giải quyết các bài toán lớn của đất nước”, Bộ trưởng nói.

Hai là, việc huy động tiềm lực của xã hội, từ doanh nghiệp vào thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đóng vai trò rất quan trọng. Bộ trưởng cho rằng, trong hợp tác công – tư trong tổ chức nghiên cứu Khoa học và Công nghệ có thể tận dụng được tối đa tiềm năng của cả hai khu vực này. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, nhiều nhiệm vụ nghiên cứu có sự phối hợp giữa các tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp đã thành công từ kit test, đến vật tư, sinh phẩm, thậm chí cả vắc xin và thuốc điều trị. “Đây là kinh nghiệm cần được phát huy trong thời gian tới”, Bộ trưởng Đạt nói.

Ba là, cần kiên quyết hơn nữa trong việc cắt giảm thủ tục hành chính trong việc tổ chức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chương trình do ngân sách nhà nước tài trợ.

Liên quan đến vấn đề này, “Bộ Khoa học và Công nghệ đang rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định quản lý các nhiệm vụ cấp quốc gia giai đoạn tới với tinh thần cầu thị, nỗ lực cắt giảm thủ tục hành chính”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nói.

Theo VnEpress

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.