Ngày nay, công nghệ nhận dạng khuôn mặt giúp chúng ta có thể mở khóa điện thoại thông minh, cung cấp quyền truy cập vào một ứng dụng, xác minh danh tính cho nhiều mục đích và kiểm soát để di chuyển trong các tòa nhà, khu vực công cộng.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Úc, New Zealand và Ấn Độ đã đưa công nghệ nhận dạng khuôn mặt lên một tầm cao mới, khi họ sử dụng biểu cảm của con người để thao tác và thực hiện một số hành động trong bối cảnh thực tế ảo mà không cần sử dụng bộ điều khiển cầm tay.
• Metaverse là gì? và những tiềm năng trong tương lai
• Các ứng dụng từ VR và AR sẽ tiêu thụ chip không kém Smartphone
Trong một nghiên cứu mới được công bố của Đại học Queensland, các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật xử lý thần kinh để ghi lại các biểu cảm như nụ cười, cau mày và nghiến chặt hàm của một người và sử dụng từng trạng thái đó để kích hoạt các hành động cụ thể trong môi trường thực tế ảo.
Một trong những nhà nghiên cứu tham gia thí nghiệm, Giáo sư Mark Billinghurst của Đại học South Australia cho biết hệ thống này được thiết kế để nhận diện các nét mặt khác nhau thông qua tai nghe điện não đồ.
“Một nụ cười có thể được sử dụng để kích hoạt lệnh và đưa ra một hành động nhất như” di chuyển”; một cái cau mày có thể ứng với với lệnh” dừng “và một cái nghiến hàm cho lệnh” làm việc’’, những trạng thái này hoàn toàn có thể thay thế cho một bộ điều khiển cầm tay. Về cơ bản, chúng tôi đang nắm bắt các biểu hiện khuôn mặt phổ biến như tức giận, hạnh phúc và ngạc nhiên để thực hiện các thao tác tương ứng trong môi trường thực tế ảo”, Giáo sư Billinghurst nói.
Bằng cách tái tạo ba biểu hiện phổ biến trên khuôn mặt — một nụ cười, cau mày và nghiến chặt hàm — các nhà khoa học khám phá xem liệu những thay đổi trong trạng thái có kích hoạt các hành động trên VR hay không.
Ví dụ, trong môi trường thực tế ảo, với cảm xúc vui vẻ, nhân vật được giao nhiệm vụ di chuyển qua công viên để bắt bướm bằng lưới. Nhân vật sẽ di chuyển khi họ mỉm cười và dừng lại khi họ cau mày.
Giáo sư Billinghurst cho biết việc dựa vào biểu cảm khuôn mặt để thao tác hành động trên VR là công việc khó khăn cho não bộ nhưng mang lại cho người dùng trải nghiệm thực tế hơn.
“Nhìn chung, chúng tôi vẫn mong đợi các bộ điều khiển cầm tay hoạt động tốt hơn vì chúng là một phương pháp trực quan hơn so với biểu cảm khuôn mặt, tuy nhiên, một số người trải nghiệm cho biết họ cảm thấy thú vị hơn với trải nghiệm VR được điều khiển bằng nét mặt.”
Đặc biệt, công nghệ này cũng sẽ cho phép những người khuyết tật hoàn toàn có thể tương tác rảnh tay trong thực tế ảo mà không cần sử dụng bộ điều khiển vốn chỉ được thiết kế cho những người bình thường.
Duy Anh (theo TechXplore)