timtos

Chưa tự chủ được Công nghiệp vi mạch, khó có nền công nghiệp tự chủ

Đổi mới công nghệ
22/10/2022 16:11
Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, mặc dù là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển.
aa

Vi mạch bán dẫn được xem là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như AI, IoT, 5G, Big Data,…

• Chip Make in Vietnam đã thành hiện thực
• Thủ tướng ủng hộ đề xuất nghiên cứu, sản xuất chip trong nước của Viettel
Nhân lực: điểm yếu lớn nhất của ngành thiết kế chế tạo vi mạch tại Việt Nam

Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, mặc dù là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển.

Công nghiệp bán dẫn: ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới

Sáng ngày 21/10, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM tổ chức Hội thảo “Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”, với mục đích báo cáo, tham mưu cho Chính phủ cụ thể hóa các cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho ngành Công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong giai đoạn tới.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, trường đào tạo, các nhà khoa học,… trên cả nước trao đổi, thảo luận. Ảnh: Thanh Huyên

Theo thông tin của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông đưa ra trong Hội thảo, trong năm 2019, Mỹ chiếm 47%, EU chiếm 10%, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc chiếm tổng 35% giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Trong năm 2021, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có nhu cầu sử dụng vi mạch (chip) lớn nhất, khoảng 50% toàn cầu với ước tính giá trị khoảng 300 tỷ USD. Các khu vực còn lại là châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có nhu cầu sử dụng chip của mỗi khu vực có giá trị khoảng 100 tỷ USD. Điều này cho thấy, ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đều dành các chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này nhằm xây dựng năng lực tự chủ quốc gia.

Trong những năm cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, Intel (Mỹ) là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu vật liệu bán dẫn hàng năm. Từ năm 2017 đến nay, Samsung (Hàn Quốc) đã vươn lên dẫn đầu về doanh thu và trở thành doanh nghiệp thiết kế, sản xuất và bán mạch tích hợp lớn nhất thế giới (chiếm thị phần số 1 về chip nhớ, thứ 2 về đúc chip).

Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Đồng thời, tình hình kinh tế, chính trị ổn định đã nâng cao uy tín và mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến thu hút nguồn vốn FDI của một số tập đoàn công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới như: Samsung, Amkor Technology Inc, Hana Micron (Hàn quốc), Intel, Synopsys (Mỹ), Renesas Electronics (Nhật bản), USI Electronic (Đài loan),…

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông cho biết: Đến thời điểm hiện nay, các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn đang được hưởng các ưu đãi cao nhất từ Chính phủ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển do đó chúng ta cần có lộ trình, kế hoạch bài bản để cả Nhà nước và tư nhân cùng làm chung với nhau, để cùng nhau nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới”.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT, Bộ TT-TT phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thanh Huyên

So với các quốc gia trên thế giới, ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, đa phần các cơ sở sản xuất mới chỉ thực hiện các công đoạn lắp ráp thành phẩm có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển, dự báo sẽ có chuyến biến tích cực trong một thập kỷ tới đây.

Cơ hội, thách thức cho Công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Việt Nam có lợi thế về quy mô dân số gần 100 triệu người, cùng với định hướng chuyển đổi số của Chính phủ và tham gia đầu tư của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi cho thị trường công nghiệp chip bán dẫn. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi, có quan hệ gần gũi với các cường quốc bán dẫn (Hàn Quốc, Nhật Bản) Việt Nam sẽ có sự quan tâm của các nền kinh tế lớn trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là những tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, chuyên gia người Việt ở nước ngoài có nhiều bằng sáng chế khoa học và chiếm vị trí rất cao trong các tập đoàn công nghệ vi mạch bán dẫn như Toshiba, Motorla, Texas Instruments,… tất cả đều là cơ hội để Việt Nam theo kịp các quốc gia có nền công nghiệp phát triển.

Ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á cho biết: “Ở những nước đã phát triển về ngành công nghiệp bán dẫn như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,… việc thuê kỹ sư của ngành này rất khó khăn vì môn học về điện tử này cực kỳ khó, rất ít bạn trẻ tham gia học về lĩnh vực thiết kế chip. Còn đối với Việt Nam, các trường đại học đào tạo rất tốt về công nghệ thiết kế chip, ngoài ra tiếng Anh của sinh viên Việt Nam cũng ngày càng tốt hơn, do đó các công ty nước ngoài sẽ chọn Việt Nam để thành lập trung tâm thiết kế sản phẩm cho họ”.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á cho biết hiện nay đã có khoảng 30 công ty nước ngoài đang đầu tư thành lập sản xuất chip tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Huyên

Nói về thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip hiện nay, ông Lâm cho biết thêm, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề đau đầu vì hiện nay có rất ít người tham gia đào tạo về lĩnh vực này cũng như rất khó để tìm được những kỹ sư giỏi về công nghệ thiết kế chip. Ngoài ra, còn một số thách thức khác được Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông đưa ra như: Việt Nam chưa có kế hoạch phát triển công nghiệp chip bán dẫn tầm cỡ quốc gia; Chính phủ chưa có mục tiêu hỗ trợ tài chính để phát triển công nghiệp chip bán dẫn; Việt Nam đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài, chưa có nhà máy sản xuất chip bán dẫn; sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước khu vực (Thái lan, Singapore, Malaysia,…).

Tại Hội thảo, rất nhiều đại diện các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đào tạo, các nhà khoa học,… đã thảo luận và đóng góp ý kiến định hướng phát triển ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam, đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới như: Tranh thủ xu thế liên kết, hợp tác song phương, đa phương các nước lớn, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia vào chuỗi cung sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất vi mạch, phát triển lực lượng nhân lực vi mạch chất lượng cao, từng bước làm xây dựng, tự chủ công nghệ ngành Công nghiệp bán dẫn đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Một trong những mục tiêu quan trọng được ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM nhấn mạnh: “Chúng ta không thể có nền kinh tế tự chủ nếu không thể có nền công nghiệp tự chủ. Không có nền công nghiệp tự chủ nếu chúng ta không tự chủ được công nghiệp vi mạnh, chúng ta sẽ tham gia sâu vào chuỗi giá trị, xây dựng ngành Công nghiệp bán dẫn tiên tiến và tự chủ”.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM nhấn mạnh về việc xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến và tự chủ tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Huyên

Đối mặt với những cơ hội và thách thức, Việt Nam sẽ phải cần có kế hoạch rõ ràng, triển khai từng bước để nắm thế chủ động. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã phát triển Ngành công nghiệp bán dẫn, kham khảo chính sách, cũng như chiến lược của các nước đã và đang làm. Chính phủ cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực Vi mạch bán dẫn ở Việt Nam.

Thanh Huyên

Tin bài khác
THACO đưa vào sử dụng dự án động lực trong lĩnh vực ô tô, cảng biển

THACO đưa vào sử dụng dự án động lực trong lĩnh vực ô tô, cảng biển

THACO vừa tổ chức lễ khánh thành các dự án động lực trong lĩnh vực ô tô, cảng biển và xuất khẩu các lô hàng đầu năm.
Cảnh báo lỗ hổng bảo mật hệ thống ngân hàng và giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn mạng

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật hệ thống ngân hàng và giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn mạng

Hệ thống ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn là những đơn vị tiên phong về công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật vào hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện các dịch vụ tài chính... Bên cạnh hiệu quả thiết thực mang lại, nguy cơ lỗ hổng bảo mật xuất hiện trong hệ các ngân hàng, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng tấn công gây mất an ninh, an toàn mạng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thông tin bí mật của ngân hàng và khách hàng luôn hiện hữa. Cảnh báo sớm lỗ hổng bảo mật để có các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn mạng là rất cần thiết.
Nhận định phiên giao dịch ngày 5/2: Thị trường tiếp đà hồi phục, hướng đến vùng cản quan trọng

Nhận định phiên giao dịch ngày 5/2: Thị trường tiếp đà hồi phục, hướng đến vùng cản quan trọng

Thị trường được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tích cực trong ngày 5/2, với dòng tiền nội duy trì ổn định. VN Index có thể thử thách lại vùng cản 1.270 - 1.280 điểm. Tuy nhiên, đây chưa phải thời điểm thích hợp để giải ngân mới, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục và theo dõi sát thị trường.
Người Hà Nội ăn đồ Tây từ bao giờ?

Người Hà Nội ăn đồ Tây từ bao giờ?

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2

Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc phát triển điện hạt nhân là một đại sự quốc gia, vừa mang tính chiến lược vừa đòi hỏi sự cẩn trọng, khoa học và trách nhiệm cao.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/2/2025: Tuổi Tý thuận lợi, tuổi Thân cẩn thận

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/2/2025: Tuổi Tý thuận lợi, tuổi Thân cẩn thận

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 5/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 4/2: VN Index bật tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 4/2: VN Index bật tăng mạnh

Thị trường có phiên tăng điểm mạnh phủ định lại phiên giảm điểm ngày hôm qua với sự tích cực cả về điểm số, thanh khoản và độ rộng.
Từ ống bơ đến bơ bò

Từ ống bơ đến bơ bò

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
Lược tần số điện quang thúc đẩy công nghệ cảm biến quang tử

Lược tần số điện quang thúc đẩy công nghệ cảm biến quang tử

Thiết bị chỉ nhỏ cỡ đồng xu nhưng có độ chính xác đến 450 nm ánh sáng, tăng băng thông và cắt giảm nhu cầu năng lượng vi sóng gần 20 lần, cho phép các công nghệ quang tử hiệu quả và tiên tiến hơn, Thiết bị hoạt động ổn định trên 90% phạm vi của nó và loại bỏ nhu cầu điều chỉnh phức tạp.
STMicroelectronics và cuộc cách mạng công nghệ y tế: Từ trái tim đến não bộ

STMicroelectronics và cuộc cách mạng công nghệ y tế: Từ trái tim đến não bộ

Các công ty công nghệ công nghiệp đang dần bước vào lĩnh vực y tế, thúc đẩy những tiến bộ định hình lại ngành y tế.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh