Cơ hội của chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn
13/06/2023 16:31
Thế giới hội nhập kinh tế ngày nay đang thay đổi nhanh chóng đem lại cho doanh nghiệp cả những cơ hội và thách thức trong 3 xu hướng mới quan trọng, đặc biệt các xu hướng này tác động đến chuỗi giá trị sản phẩm. Các xu hướng đó là gì, giải pháp gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu như thế nào?
aa

Thế giới hội nhập kinh tế ngày nay đang thay đổi nhanh chóng đem lại cho doanh nghiệp cả những cơ hội và thách thức trong 3 xu hướng mới quan trọng, đặc biệt các xu hướng này tác động đến chuỗi giá trị sản phẩm.

• Sản phẩm – nguồn lực đảm bảo quốc phòng toàn dân
• Doanh nghiệp và công nghệ trong thời đại 4.0

Các xu hướng tác động đến chuỗi giá trị sản phẩm

Gia tăng của các chuỗi giá trị toàn cầu

Việc chia nhỏ quy trình sản xuất ở cấp độ toàn cầu mang lại những cơ hội mới cho sự hội nhập giữa các nền kinh tế giàu và nghèo, với những lợi ích tiềm năng cho mỗi bên. Chuỗi giá trị toàn cầu với sự hỗ trợ của công nghệ số đã mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển vì chúng giúp họ dễ dàng đa dạng hóa từ hàng hóa sang hàng hóa và dịch vụ sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Bằng cách chia nhỏ quy trình sản xuất để có thể thực hiện các bước khác nhau ở các quốc gia khác nhau thay vì một quốc gia phải làm chủ việc sản xuất toàn bộ sản phẩm sản xuất để xuất khẩu. Với chuỗi giá trị, một quốc gia có thể chuyên môn hóa một hoặc một số hoạt động mà quốc gia đó có lợi thế so sánh. Việc tách sản xuất bắt đầu ở các nền kinh tế tiên tiến để đối phó với cạnh tranh và giảm chi phí hậu cần, sau đó lan ra toàn cầu khi các nền kinh tế lớn đang phát triển mở cửa. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị toàn cầu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải có quy mô kinh tế lớn. Đây cũng là thách thức chủ yếu hiện nay đối với các doanh nghiệp ở các nước có môi trường huy động vốn còn nhiều bất cập.

Chiến lược doanh nghiệp thay đổi

co hoi cua chuoi gia tri toan cau

Tập trung vào phân khúc có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm (xem hình trên) như Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (A), thiết kế sản phẩm (B), marketing (E – thương hiệu, giá cả, bán hàng,…), và dịch vụ sau bán hàng (F). Các phân khúc như sản xuất (C) và lắp ráp (D) có giá trị gia tăng thấp hơn. Chính vì vậy, với bối cảnh chuỗi giá trị sản phẩm đã kéo dài và mở rộng khắp toàn cầu trong quá trình hội nhập thì các công ty đa quốc gia có xu hướng thuê lại (outsourcing) các phân khúc C và D cho các nước đang phát triển. Và đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút đầu tư, phát triển đối tác nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh trong chiến lược ngắn hạn và trung hạn. Mặc dù vậy, trong chiến lược dài hạn, các nước đang phát triển và các doanh nghiệp cũng cần thiết phát triển và mở rộng tham gia vào các phân khúc A, B, E, F nhằm nâng cao hiệu quả. Trước mắt cần phải đột phá trong phân khúc E – marketing (giá cả, bán hàng,…) thông qua việc phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của mình vì thương hiệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm công nghệ cao và ở quốc gia có thị trường tài chính phát triển.

Cơ hội phát triển thương hiệu

Chuỗi giá trị toàn cầu và phân khúc giá trị gia tăng đã đem lại cơ hội cho doanh nghiệp ở các quốc gia vốn chỉ là công xưởng sản xuất và lắp ghép có thể vươn lên các chuỗi giá trị cao hơn như xây dựng thương hiệu của riêng mình nhằm nâng cao uy tín trong việc hợp tác đầu tư và nâng cao giá trị doanh nghiệp trong thị trường tài chính nội địa và quốc tế.

Trên thế giới, các nhà kinh tế học đều cho rằng thương hiệu phục vụ một chức năng kinh tế quan trọng để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm và định hướng tổng cầu. Lịch sử cũng cho thấy quyết định loại bỏ tất cả các nhãn hiệu trên hàng hóa được sản xuất tại Liên Xô ngay sau cuộc cách mạng tháng mười năm 1917 đã góp phần gây ra nền sản xuất trì trệ và tụt hậu thời Xô Viết,… Ở chiều ngược lại, Trung Quốc đã xây dựng và phát triển thương hiệu để tạo giá trị gia tăng các sản phẩm công nghệ cao trên danh nghĩa (mặc dù vai trò của nước này chủ yếu là công xưởng sản xuất và lắp ráp) như thương hiệu phi cơ chở khách thân hẹp C919 do Trung Quốc mới sản xuất (hầu hết bộ phận được sử dụng cho C919 đều được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài, bao gồm động cơ, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống điều khiển, thông tin liên lạc và thiết bị hạ cánh) và lần đầu tiên bay thương mại vào cuối tháng 5/2023.

Ở nước ta, lịch sử việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Việt có nhiều bước thăng trầm. Nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam với những thương hiệu trước năm 1975 (Xà-bông (savon) cô Ba, xe hơi La Đalat, kem đánh răng Dạ Lan, bia Trúc Bạch, mỹ phẩm Thorakao,…) đã từng là niềm tự hào của dân Việt và cùng với sự biến chuyển của nền kinh tế đất nước sau gần 50 năm thống nhất, có thương hiệu vẫn duy trì đến hôm nay, có thương hiệu một thời “biến mất”, và có thương hiệu dường như đang “ngủ quên”…

Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp có trên 800 nghìn doanh nghiệp (khoảng 98% là doanh nghiệp SME với loại hình phổ biến là công ty TNHH), trong đó có trên 22 nghìn doanh nghiệp FDI và gần 900 doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Cùng với chính sách đổi mới hướng tới nền kinh kinh tế thị trường của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt đã từng bước xây dựng được những thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực sản xuất như điện tử, ô tô, nông sản, đa giày, dệt may,… nhằm tạo ra những giá trị gia tăng cho sản phẩm không chỉ ở cấp độ trong nước mà cả ở cấp độ toàn cầu. Đặc biệt, các DNNN mặc dù là những doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong các lĩnh vực sản xuất ra các sản phẩm phục vụ xã hội dường như cũng ngủ quên trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu do vấn đề sở hữu, độc quyền, tư duy nhiệm kỳ,… Tất cả những điều đó dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân cũng như sự cạnh tranh quốc gia. Sự phát triển và liên tục đổi mới thể chế cấu trúc doanh nghiệp để tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm và phục vụ hiệu quả cho người dân là một nội dung rất quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như góp phần hội nhập kinh tế hiệu quả. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII yêu cầu phải: “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng”.

co hoi cua chuoi gia tri toan cau
Doanh nghiệp Việt đang từng bước xây dựng thương hiệu toàn cầu. Ảnh minh họa

Đề xuất giải pháp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Nhằm góp phần thực hiện đường lối của Đảng và phát triển hiệu quả nguồn vốn xã hội thông qua đổi mới thể chế cấu trúc doanh nghiệp trong xu hướng thay đổi của thương mại quốc tế, ở đây xin đóng góp 3 đề xuất:

Thứ nhất, công ty cổ phần: Để góp phần phát triển kinh tế thị trường với chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu thì vai trò của các loại hình cấu trúc và thể chế doanh nghiệp là hết sức quan trọng vì chỉ khi các loại hình công ty được khai thác hết tiềm năng, vận hành phù hợp thì mới có thể phát huy hết hiệu quả và khả năng của chúng. Với thực tế phần lớn các doanh nghiệp Việt đều đứng trước thách thức về quy mô kinh tế do hạn chế tiếp cận nguồn vốn, công ty cổ phần là một giải pháp hiện đại cho tổ chức kinh doanh, kết hợp các ưu điểm của sở hữu chung và quản lý chuyên nghiệp. Một công ty cổ phần trao quyền cho các cổ đông bằng cách tập hợp các nguồn lực, hạn chế trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu có thể chuyển nhượng. Mô hình đổi mới này đã thay đổi cục diện kinh doanh, giúp tăng khả năng tiếp cận vốn, tăng quy mô và hoạt động minh bạch. Với xu thế loại hình công ty cổ phần là một trong những định chế quan trọng nhất trong thời đại kinh doanh toàn cầu, công ty cổ phần đã trở thành mô hình kinh doanh phổ biến nhất cho các doanh nghiệp quy mô lớn.

Thực tiễn cho thấy, mặc dù ở Việt Nam số lượng còn hạn chế cũng như sự quản lý phức tạp, song công ty cổ phần là một loại hình công ty cần tập trung phát triển vì nó hội tụ nhiều ưu điểm trong nền kinh tế thị trường như linh hoạt và thích ứng nhanh với sự đổi mới,… Đặc biệt, phần lớn doanh nghiệp Việt rất hạn chế về quy mô kinh tế. Hơn nữa, cần tăng cường quá trình cổ phần hóa DNNN và các NHTM để phát huy nguồn lực vốn tài chính trong việc nâng cao năng suất lao động và tính công khai minh bạch cần thiết cho đổi mới phát triển.

Thứ hai, xây dựng và bảo vệ thương hiệu: Các doanh nghiệp cần nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và công xưởng sản xuất của thế giới bên cạnh Việt Nam, từng bước xây dựng các chiến lược sản xuất hàng hóa với thương hiệu của mình để khai thác hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong khi sử dụng chiến lược thuê lại cũng không nên đi quá xa giá trị cốt lõi (core competency) như thị trường bản địa, bí quyết công nghệ,… của mình để tránh rủi ro khi chuỗi cung ứng thay đổi. Hơn nữa, cũng cần có biện pháp bảo vệ thương hiệu (đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu,…) tại thị trường kinh doanh.

Thứ ba, môi trường kinh doanh: Nhà nước cần xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và cho doanh doanh nghiệp cổ phần nói riêng. Cần nghiên cứu và từng bước xây dựng môi trường pháp lý để phát triển thuận lợi loại hình công ty cổ phần, trước mắt cần cải thiện pháp luật liên quan về phương diện thuế và thị trường tài chính,… Đặc biệt, thị trường tài chính cần phát triển theo hướng thị trường đồng bộ và hiện đại cho các loại hình, thể chế cấu trúc doanh nghiệp nhằm phát huy tính hiệu quả của nguồn lực xã hội to lớn để thúc đẩy nguồn lực tài chính, nâng cao sức hợp tác và cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu và đảm bảo hiệu quả quá trình phát triển và hợp tác kinh tế quốc tế của đất nước. Trong quá trình đó, phát triển hệ sinh thái công nghệ số sẽ đóng vai trò quan trọng để xây dựng môi trường phát triển thuận lợi cho các thể chế cấu trúc doanh nghiệp hiện đại kinh doanh hiệu quả cùng với quá trình toàn cầu hóa.

Cùng với hiệu quả của Chính phủ trong việc điều hành thị trường tài chính và sự không ngừng sáng tạo và đổi mới thể chế cấu trúc doanh nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp, thương hiệu Made in VietNam sẽ ngày càng phát triển trong thời đại kinh tế số để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.

Đoàn Duy Khương

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.