acecook

Gỡ rào cản, đưa nghiên cứu vào thực tiễn tại các trường đại học

Đào tạo
08/06/2025 14:14
Trong bối cảnh dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (sửa đổi) đang được Quốc hội lấy ý kiến, một đề xuất mang tính đột phá đang gây chú ý: chuyển dịch nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ (KHCN) về các trường đại học hàng đầu. Đây không chỉ là thay đổi về tổ chức, mà còn là bước chuyển về tư duy chiến lược, góp phần định hình lại hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia.
aa
Công nghệ mới chắp cánh cho nghiên cứu khoa học đi vào thực tiễn Đề tài NCKH sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải có tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn cao

Đại học giữ vai trò trung tâm nghiên cứu

Phát biểu tại "Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5", Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ những đổi mới mạnh mẽ, mang tính cách mạng của Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Trong đó có nhấn mạnh đến việc chuyển nghiên cứu cơ bản về các cơ sở giáo dục đại học. Đây là định hướng lớn của Nhà nước, việc chuyển dịch nghiên cứu cơ bản về các cơ sở giáo dục đại học là phù hợp với thông lệ quốc tế, tất cả các quốc gia đều coi các cơ sở giáo dục đại học là trung tâm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản bởi đây là nơi tập trung nhiều nhất nhân lực nghiên cứu cơ bản, nhất là nhân lực trẻ (đội ngũ giáo viên, giáo sư, sinh viên, nghiên cứu sinh).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việc chuyển dịch này không có nghĩa là loại bỏ vai trò của các viện nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Ngược lại, các viện nghiên cứu, nhất là hai Viện Hàn lâm, vẫn có thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản phù hợp với thế mạnh, cơ cấu tổ chức và định hướng phát triển của mình. Đồng thời, Dự thảo Luật không giới hạn quyền phát triển công nghệ của các trường đại học, nhằm thúc đẩy mô hình tích hợp ba chức năng: đào tạo - nghiên cứu - đổi mới sáng tạo. Đây là mô hình phổ biến ở các quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến, góp phần xây dựng hệ sinh thái học thuật và đổi mới sáng tạo bền vững, năng động và có sức lan tỏa sâu rộng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc trao quyền và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cho các trường đại học sẽ đánh thức tiềm năng khoa học trong đào tạo, từ đó tăng sự liên kết giữa tri thức và thực tiễn.

Chuyển dịch đúng hướng - nhưng không dễ dàng

Trong nhiều thập kỷ qua, nhiệm vụ khoa học vẫn được giao chủ yếu cho các viện nghiên cứu chính phủ. Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu đang chuyển mạnh sang mô hình "đại học nghiên cứu" - nơi đào tạo gắn với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Các trường đại học hàng đầu như MIT, Stanford, Cambridge,… đều là trung tâm khoa học công nghệ quan trọng của quốc gia.

Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đã hình thành, nhiều trường đại học như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM đã bắt đầu thiết lập trung tâm nghiên cứu và thu hút các đề tài cấp quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản về cơ chế, nguồn lực và bằng thừa nhận.

PGS.TS. Bùi Quốc Khánh, Tổng Thư ký Hội Tự động hóa Việt Nam, nhận định: “Tiêu chuẩn quan trọng nhất của trường đại học là sản phẩm - là sinh viên đào tạo ra, nhưng không có chỉ số nào đánh giá họ cống hiến gì cho nền kinh tế. Các trường Bách khoa từ Bắc tới Nam đào tạo ra kỹ sư giữ vị trí then chốt trong các ngành chủ lực như năng lượng, dầu khí, chế tạo,… nhưng lại không được xếp hạng cao. Việc đánh giá phải căn cứ vào năng lực giảng dạy, cống hiến cho xã hội.”

“Thách thức nằm ở cơ sở vật chất, nguồn thu. Lương giảng viên thấp, học phí không đủ duy trì chất lượng đào tạo. Nếu muốn hầu hết các trường tự chủ được, thì phải cho vay đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đầy đủ, có chính sách đãi ngộ để giữ được người tài.” - PGS.TS. Bùi Quốc Khánh nhấn mạnh.

Ông cũng cảnh báo về kỳ vọng thiếu thực tế: Nếu nghiên cứu nước ngoài được đầu tư 100 triệu USD mà Việt Nam chỉ có 4 triệu USD, thì không thể mong kết quả tương đương. Phải đánh giá đúng yêu cầu nhiệm vụ: cần bao nhiêu nhân lực, thiết bị, kinh phí thì mới ra được sản phẩm. Đặc biệt, việc chuyển giao nhiệm vụ cần đảm bảo không làm gián đoạn hệ sinh thái hiện tại.

Gỡ rào cản, đưa nghiên cứu vào thực tiễn tại các trường đại học
GS.TS. Lê Hùng Lân

Nghiên cứu khoa học cơ bản từ trước đến nay là một trong những phần rất quan trọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường đại học, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy những kiến thức khoa học cơ bản thì họ còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ nghiên cứu và chỉ có qua nghiên cứu thì mới nâng cao được chất lượng đào tạo.

Cùng quan điểm, GS.TS. Lê Hùng Lân, Trường Đại học Giao thông Vận tải khẳng định: "Khoa học không chỉ nằm trên sách vở, mà phải giải quyết được vấn đề thực tiễn. Đại học phải trở thành trung tâm sáng tạo, kết nối với doanh nghiệp để đưa khoa học đi vào đời sống".

Ông cũng chỉ ra những rào cản nằm ở cơ chế và nguồn lực: “Trong nhiều năm qua, sự đầu tư cho các phòng thí nghiệm tại trường đại học còn hạn chế, khiến đội ngũ giảng viên khó phát triển nghiên cứu. Việc giao thêm trọng trách nghiên cứu cơ bản cần đi kèm với chính sách đặc thù: vừa đầu tư bài bản, vừa có cơ chế giúp giảng viên quảng bá và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế”.

“Nếu đánh giá năng lực của các trường đại học không đầy đủ, có thể gây mất cân bằng. Do đó, cần rà soát năng lực cả hai bên trường đại học và viện nghiên cứu để có chiến lược phân bổ hợp lý. Mô hình viện phối hợp với đại học, hoặc đưa các nhà nghiên cứu từ viện về trường là giải pháp đáng cân nhắc.” - GS.TS. Lê Hùng Lân nói thêm.

Tuy nhiên, để chính sách chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu về trường đại học thành công, cần nhiều điều kiện đồng bộ như: hoàn thiện hành lang pháp lý, trao quyền tự chủ cho đại học trong tuyển dụng, tài chính và hợp tác; đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu liên ngành, liên trường; thay đổi cách phân bổ đề tài theo năng lực và kết quả thay vì chia đều theo đơn vị. Ký kết các chương trình hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp và quốc tế.

Trong báo cáo giải trình dự thảo luật, Bộ KHCN khẳng định sẽ xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học một cách minh bạch, dựa trên kết quả thực chất. Các đại học sẽ được xét duyệt tham gia các nhiệm vụ khoa học quốc gia dựa trên năng lực chứng minh được bằng các công trình, sản phẩm có ảnh hưởng.

Chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu về trường đại học là một bước đi đúng, nhưng để nó trở thành hiện thực, cần sự đồng thuận và nỗ lực từ nhiều phía: cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học và cả doanh nghiệp. Khi đại học trở thành trí tuệ trung tâm, Việt Nam mới có thể xây dựng một nền khoa học vững vàng, tự lực và sáng tạo thực sự.

https://tudonghoangaynay.vn
chao-mung-ngay-bao-chi
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/6 khép lại với sắc đỏ nhẹ trên chỉ số VN Index nhưng lại mở ra nhiều tín hiệu tích cực ở chiều sâu thị trường. Dòng tiền không còn mặn mà với nhóm vốn hóa lớn, mà đang tìm cơ hội ở midcap và các nhóm ngành hưởng lợi từ đầu cơ và câu chuyện riêng. Mặc dù chỉ số giảm nhẹ, xu hướng tăng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/6/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Câu chuyện thu phí từ độc giả vẫn là “giấc mơ xa” nhưng không thể không làm

Câu chuyện thu phí từ độc giả vẫn là “giấc mơ xa” nhưng không thể không làm

Đó là ý kiến của không ít nhà báo trong phiên thảo luận về nguồn thu báo chí, tại Diễn đàn báo chí toàn quốc lần thứ II, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025, sáng 20/5.
Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Chuyển đổi số trong báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng mô hình tòa soạn số hiện đại, linh hoạt và thích ứng với môi trường truyền thông số đa nền tảng.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỉ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí Tự động hoá Ngày nay trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, không thể tránh khỏi những phát sinh trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính. Để giải quyết hiệu quả các thách thức này, Tập đoàn VNPT đã đề xuất lãnh đạo các tỉnh, thành phố xem xét, ưu tiên triển khai mạnh mẽ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Báo chí thời kỷ nguyên số phải đối mặt với thông tin giả, độc giả trẻ rời bỏ, giảm nguồn thu, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ mạng xã hội và công nghệ AI. Để giữ chân độc giả, không còn cách nào khác là phải quay lại vấn đề cốt lõi: làm báo chất lượng và xây dựng sự xác tín.
Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Trong chặng đường 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, khối tạp chí khoa học mặc dù ra đời muộn hơn nhưng đến nay chiếm số lượng khá lớn trong tổng số các đầu báo, tạp chí của nước ta, đồng thời đã có nhiều đóng góp lớn trong phát triển khoa học, công nghệ (KH, CN) của nước nhà.
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Thị trường ngày 19/6 ghi nhận thêm một phiên giao dịch đi ngang với cây nến Doji xanh. Dù không có biến động lớn trong ngày đáo hạn phái sinh, thị trường tiếp tục tích lũy tại vùng đỉnh với thanh khoản sụt giảm và sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Dự báo phiên cuối tuần sẽ có nhiều biến động do hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF.
BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không chỉ tối ưu vận hành nhà máy lọc dầu, mà đang kiến tạo mô hình công nghiệp tích hợp, nơi công nghệ số và chiến lược kinh tế hội tụ vì sự phát triển bền vững.
siement
Quảng cáo
moxa