timtos

Hoạt động chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy phát triển kinh tế xanh

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
23/09/2024 13:29
Những năm qua, thế giới luôn quan tâm đến phát triển bền vững với Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, song cũng phát sinh những cạnh tranh khốc liệt về lợi ích, chi phí và khả năng quản lý đã ảnh hưởng đến cách tiếp cận của mỗi quốc gia trong thúc đẩy phát phát triển kinh tế xanh.
aa

Chuyển đổi số đối với kinh tế thị trường là yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng của mọi quốc gia trong đó hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng không tách rời xu thế này. Khác với các nguồn lực truyền thống, tiêu chuẩn đo lường chất lượng là yếu tố không bị giới hạn như đất đai hay tài nguyên, vốn, lao động mà có thể tạo sự đột phá cả về mặt chiều sâu và chiều rộng đối với nền kinh tế.

Hoạt động chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy phát triển kinh tế xanh
Ảnh minh hoạ

Hoạt động chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước, gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhân hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỳ thuật trong thương mại; giải thưởng chất lượng quốc gia; tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ công liên quan đến hoạt động này theo quy định của pháp luật.

Trong nước, 10 Bộ, ngành liên quan và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong toàn quốc;

Trên phương diện quốc tế, Việt Nam tham gia 14 tổ chức quốc tế và khu vực về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng suất và mã số mã vạch như: Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (IEC), Hội nghị toàn thể về Cân đo (CGMP), Tiểu ban Tiêu chuẩn và Đánh giá sự phù hợp của APEC (APEC/SCSC), Ủy ban Tư vân về tiêu chuẩn và chất lượng ASE- AN (ASEAN/ACCSQ), Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Chương trình Đo lường Châu Á - Thái Bình Dương (APMP),...; duy trì hợp tác thường xuyên với hơn 30 tổ chức quốc tế, một số nước trên thế giới và khu vực thông qua hợp tác đa phương, song phương. Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình hội nhập với quốc tế và khu vực thông qua hoạt động chuyển đổi số.

Ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hiện quản lý hơn 120.000 hồ sơ, văn bản, tài liệu; hơn 150.000 hồ sơ xử lý của 73 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý; hơn 13.500 TCVN (61% hài hòa tiêu chuẩn quốc tế); hơn 800 QCVN; 55.000 mã vạch cấp cho doanh nghiệp; hơn 45.700 thông báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; hơn 20.000 hồ sơ chứng nhận nghiệp vụ; hơn 12.000.000 phương tiện đo được kiểm định; hơn 33.300 mẫu phương tiện đo được phê duyệt; 4.490 hồ sơ kiểm định viên được chứng nhận; hơn 5.500 hồ sơ chuẩn đo lường được chứng nhận; hơn 200.000 hồ sơ dữ liệu chứng nhận; năng suất chất lượng; chất lượng sản phẩm hàng hóa; trang thiết bị cơ sở hạ tầng; tổ chức nhân sự, tài chính;...

Do vậy, với quy mô, phạm vi ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên toàn quốc liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương ngày 26/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Công văn số 10098/VPCP-KSTT giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) hoàn thiện và phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Để kịp thời thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng nhu cầu tiếp cận, sử dụng, khai thác thông tin chuyên môn ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngày 25/3/2024, Bộ trưởng Bộ KH và CN đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-BKHCN phê duyệt Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề án chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng được ban hành nhằm triển khai các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên môi trường số, được thiết kế và vận hành dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, tối ưu hơn, hiệu quả hơn trong thực thi pháp luật về Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước phục vụ người dân và doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Đề án được xây dựng trên quan điểm đặt ích của người dân và doanh nghiệp là mục tiêu trong hoạt động chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả.

Hình thành, phát triển nền tảng số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất, hiện đại và hội nhập quốc tê phù hợp với các mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển Chính phủ điện từ hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

Hình thành tư duy chuyển đổi số dựa trên nền tăng tư duy cải tiến năng suất và tư duy quản trị tỉnh gọn, tạo sự thay đổi cơ bản về nhận thức, phương thức làm việc, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động với người dân và doanh nghiệp trong công tác quản lý về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, phù hợp với các xu hướng hướng tiếp cận công nghiệp 4.0, phục vụ quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

Hoạt động chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng thúc đẩy phát triển kinh tế xanh
Ảnh: TCVN

Định hướng Chuyển đổi số trong quản lý

Tăng cường tổ chức quản lý, điều hành, minh bạch, kịp thời, chính xác, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động Tiêu chuẩn đo lường chất lượng dựa trên dữ liệu số, công nghệ số giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước;

Chuyển đổi số ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo hướng mở để người dân, doanh nghiệp và tổ chức khác tham gia một cách phù hợp tăng cường minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, cùng giải quyết vấn đề và cùng tạo ra giá trị cho xã hội;

Cần xây dựng tài nguyên, cơ sở dữ liệu ngành theo hướng mở có kết nối, chia sẻ để cung cấp dữ liệu tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp;

Tổ chức phát triển các nền tảng số chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương là giải pháp đột phá. Kết hợp mô hình triển khai tập trung và phân tán, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện từ Việt Nam và Kiến trúc của các Bộ, ngành, địa phương. Phát triển các nền tảng theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt để có thể sử dụng tại mọi nơi. Các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ quy mô quốc gia phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung.

Đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trong hệ thống ngành

Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bài toán đặt ra của ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cụ thể:

Tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo mô hình công nghệ số kết hợp tập trung và phân tán từ Trung ương đến các địa phương;

Tăng năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

Triển khai nền tảng số dịch vụ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng như: Chứng nhận, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, giám định, truy xuất nguồn gốc,... đáp ứng nhu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp;

Công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số, có 5 năng lực kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số trong phạm vi trách nhiệm được giao;

Đáp ứng nhu cầu người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu;

Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể dễ dàng tham gia a ý kiến đóng góp, phản ánh cho hoạt động ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng và nhận được ý kiến phản hồi về kết quả tham gia của mình;

Hoạt động dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của minh, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn;

Triển khai các hệ thống kỹ thuật bảo đảm năng lực, an toàn, an ninh (Bộ CA) thông tin chuyên dùng kết nối các hệ thống thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu phục vụ Chính phủ số;

Thống nhất chỉ đạo về Chuyển đổi số ngành nhằm đáp ứng công tác chỉ đạo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và đầu tư về công nghệ thông tin và Chuyên đổi số: Xây dựng, xử lý, khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương; xây dựng dữ liệu số, chia sẻ có phần cấp phân quyền; xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp, phục vụ quản lý nhà nước của Tổng cục với Bộ, ngành, địa phương....

Giải pháp chính

Xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Xây dựng hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng công nghệ số ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng hiện đại theo hướng cung cấp dịch vụ đồng bộ, thông suốt để có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi. Các nền tảng số, dữ liệu số và dịch vụ số có quy mô quốc gia phải được làm trước, làm tốt để nâng cao năng suất lao động cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động số ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có trình độ, tay nghề cao phù hợp trong giải quyết và à xử lý công việc trên các nền tảng số phục vụ người dân, doanh nghiệp hiệu quả.

Thúc đẩy kết nối các nền tảng số, dữ liệu số quốc gia với các nền tảng số quốc tế nhất là các tổ chức doanh nghiệp trong nước và người ngoài hoạt động liên quan đến ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Tổ chức hoạt động ngành Tiêu chuẩn đo lường chất lượng được thiết kế theo mô hình hiện đại, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và nền tảng công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc hiệu quả hơn. Nâng cao năng lực phục vụ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa trong nước và ngước ngoài.

Cao Văn Hướng

Trường phòng Quản trị và Công nghệ thông tin Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng

Tin bài khác
Những điện thoại độc, lạ được ra mắt tại CES 2025

Những điện thoại độc, lạ được ra mắt tại CES 2025

Triển lãm CES năm nay tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mẫu điện thoại độc và lạ, cả về kiểu dáng lẫn tính năng. Dưới đây là một vài sản phẩm như vậy.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 152/QĐ-BCT để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
Chiếc cốc vại của người Hà Nội

Chiếc cốc vại của người Hà Nội

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Chiếc cốc vại của người Hà Nội", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.
Thị trường chứng khoán ngày 17/1: Nhóm dầu khí và ngân hàng bứt phá

Thị trường chứng khoán ngày 17/1: Nhóm dầu khí và ngân hàng bứt phá

VN Index tiếp tục kéo dài chuỗi phục hồi ấn tượng khi chỉ số áp sát mốc 1.250 điểm, kết thúc ngày ở mức cao nhất. Mặc dù dòng tiền vẫn thận trọng và khối ngoại tiếp tục bán ròng, nhưng sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí vẫn giúp thị trường ghi nhận sắc xanh tích cực.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/1/2025: Tuổi Tỵ may mắn, tuổi Ngọ vướng vào mâu thuẫn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/1/2025: Tuổi Tỵ may mắn, tuổi Ngọ vướng vào mâu thuẫn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 18/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Chuyên gia công nghệ nêu giải pháp tránh rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Chuyên gia công nghệ nêu giải pháp tránh rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Theo chuyên gia công nghệ Đinh Hồng Sơn - Tổng giám đốc Tinhvan Consulting, để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến thanh toán tiền mặt, các tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cần đầu tư vào công nghệ bảo mật, như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố và xây dựng hệ thống phòng chống tấn công mạng. Người dùng cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu và cảnh giác trước các đường dẫn hoặc Email có dấu hiệu lừa đảo.
Đơn giản hóa ngành công nghiệp quy trình bằng các luồng kỹ thuật số

Đơn giản hóa ngành công nghiệp quy trình bằng các luồng kỹ thuật số

Các luồng kỹ thuật số cung cấp cách tiếp cận toàn diện để theo dõi mọi yếu tố trong sản xuất quy trình.
Nhận định phiên giao dịch ngày 17/1: Kỳ vọng tiến gần mốc 1.250 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 17/1: Kỳ vọng tiến gần mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 17/1 được dự báo sẽ tiếp nối đà phục hồi khi VN Index duy trì trên mốc 1.240 điểm sau phiên đáo hạn phái sinh. Dù vậy, áp lực từ khối ngoại bán ròng mạnh và dòng tiền thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể khiến thị trường dao động trong biên độ hẹp.
Mái tóc của người phụ nữ Hà thành

Mái tóc của người phụ nữ Hà thành

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Mái tóc của người phụ nữ Hà thành", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.
Thị trường chứng khoán ngày 16/1: Bất ngờ từ phiên đáo hạn phái sinh

Thị trường chứng khoán ngày 16/1: Bất ngờ từ phiên đáo hạn phái sinh

Thị trường khép lại với nhiều diễn biến kịch tính, đúng với tính chất của phiên đáo hạn phái sinh. Mở đầu đầy tích cực nhưng áp lực bán mạnh vào giữa phiên khiến VN Index giảm dưới tham chiếu. Tuy nhiên, bất ngờ xảy ra vào cuối phiên khi lực kéo mạnh trong phiên ATC giúp chỉ số phục hồi ngoạn mục, đóng cửa tăng 6,18 điểm.