Một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia sẽ bắt đầu thử nghiệm quy mô toàn diện ở Kenya để xem liệu việc lắp đặt các tấm pin mặt trời có thể giúp nước này sản xuất điện cũng như giải quyết các vấn đề an ninh lương thực hay không. Một thử nghiệm nhỏ hơn trước đó kéo dài một năm đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn.
• AI giúp cắt giảm chi phí nhân giống cây trồng truyền thống
• Ứng dụng thiết bị bay tự lái nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp
Các tấm pin mặt trời từ lâu đã được biết đến là vật có khả năng giải quyết các vấn đề về năng lượng đặc biệt là ở những vùng xa xôi trên thế giới. Tuy nhiên, việc lắp đặt chúng trên mặt đất sẽ lấy đi một nguồn tài nguyên quan trọng đó là đất đai. Với biến đổi khí hậu và dân số đang gia tăng điều cốt yếu là chúng ta phải giữ lại đất canh tác. Giờ đây, một kỹ thuật mới được gọi là điện nông cho phép chúng ta đạt được cả hai điều này, trồng trọt cũng như tạo ra năng lượng trên cùng một vùng đất.
Trong phương pháp nông nghiệp này, các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên cánh đồng có khả năng trồng trọt với một sự khác biệt nhỏ. Thay vì sắp xếp các mảng tấm gần nhau và trên mặt đất thì thay vào đó, các tấm được lắp đặt ở độ cao với khoảng cách có chủ ý giữa chúng.
Bằng cách đó, một phần nhỏ diện tích đất canh tác sẽ được sử dụng để tạo ra điện trong khi phần còn lại vẫn có thể được sử dụng để trồng trọt. Trái ngược với suy nghĩ thông thường rằng bóng râm từ các tấm có thể cản trở sự phát triển, thực vật đã cho thấy khả năng sống sót cũng như năng suất được cải thiện khi sắp xếp như vậy.
Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này giúp quản lý tốt hơn áp lực mà sức nóng của Mặt trời gây ra đối với thực vật, đặt trong bóng râm bảo vệ cây khỏi bị hư hại do nhiệt độ cao cũng như tia cực tím.
Theo báo cáo của The Guardian, các loại cây như cải bắp, cà tím và rau diếp được trồng bằng phương pháp điện nông trong một thử nghiệm kéo dài một năm ở Kenya có kích thước lớn hơn và thậm chí còn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, việc bố trí cũng giúp tiết kiệm lượng nước quý giá mà nếu không sẽ bị mất đi do bốc hơi từ đất cũng như thực vật ở những vùng khan hiếm nước.
“Môi trường thuận lợi hơn hiện có do sự sắp xếp này cũng có thể được sử dụng để trồng các loại cây lương thực mà trước đây không phù hợp với khu vực này. Ngoài ra, nông dân cũng có thể chọn các loại cây trồng có giá trị cao hơn để tăng thu nhập,” thông cáo báo chí từ Đại học Sheffield, Vương quốc Anh
Là một phần của Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (GCRF), Đại học Sheffield đang hợp tác với một loạt các viện quốc tế để tiến hành các thử nghiệm sâu hơn nhằm nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ảnh hưởng đến dự án. Bằng cách làm việc chặt chẽ với những người cuối cùng sẽ sử dụng công nghệ, các nhà nghiên cứu muốn thiết kế các tính năng sẽ giúp người dùng và sau đó làm việc với các nhà hoạch định chính sách để cuối cùng triển khai công nghệ này trên khắp Đông Phi và hơn thế nữa.
Trang Nguyễn