acecook

Kiến nghị điều chỉnh quy chế đào tạo tiến sĩ

Diễn đàn
17/07/2021 09:43
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức kiến nghị giữ chuẩn đầu ra của tiến sĩ như quy chế năm 2017, có thể nâng chuẩn với một số ngành Khoa học tự nhiên - công nghệ.
aa

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức kiến nghị giữ chuẩn đầu ra của tiến sĩ như quy chế năm 2017, có thể nâng chuẩn với một số ngành Khoa học tự nhiên – công nghệ.

• Cần nhìn nhận lại định kiến cứ đăng bài khoa học trên báo quốc tế là tốt, tạp chí trong nước là thấp
• Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước có mức điểm từ 0,75 trở lên được xét công nhận tiến sĩ

Hơn một tuần sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ thay thế quy chế năm 2017, nhiều nhà khoa học, chuyên gia giáo dục đã kiến nghị xem xét lại. Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, có 4 điểm tiên quyết cần tiếp thu để quy chế mới “nếu không cải tiến hơn thì chí ít có sự kế thừa những điểm tiến bộ của quy chế 2017 mà nhiều tổ chức, cá nhân đã tốn bao giấy mực, tranh luận quyết liệt để có được”.

Trước hết về chuẩn đầu ra, theo quy chế năm 2017, nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu hai bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó một bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục tạp chí ISI/Scopus, hoặc công bố tối thiểu hai báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc hai bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

kien nghi dieu chinh quy che dao tao tien si

Quy định này không cao so với khu vực. Ngành Khoa học xã hội nhân văn và tất cả ngành khác hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ với tiến sĩ theo khung bậc 8 trình độ năng lực quốc gia là rất cao, như tiếng Anh phải là B2, bậc 4/6. Do đó, ông Đức cho rằng quy chế mới nếu không cao hơn thì chuẩn đầu ra vẫn phải giữ được như quy chế 2017, thậm chí có thể nâng chuẩn với một số ngành Khoa học tự nhiên – Công nghệ.

Thứ hai, quy chế mới không nên hạ thấp yêu cầu với người hướng dẫn, thành viên hội đồng. Thầy không giỏi thì không có trò giỏi. Giảng viên hướng dẫn và chấm luận án cho nghiên cứu sinh phải có chuyên môn sâu, phù hợp và có năng lực nghiên cứu tốt. “Đã giữ lại yêu cầu công bố quốc tế với nghiên cứu sinh thì cũng phải có yêu cầu đó với người hướng dẫn, thành viên hội đồng chấm luận án”, ông Đức nói.

Thứ ba, theo khung trình độ ngoại ngữ quốc gia, tiến sĩ phải đạt bậc 4/6, tương đương TOEFL iBT 72 điểm. Thế nhưng, quy chế mới lại chỉ yêu cầu TOEFL iBT 46 điểm, tương đương bậc 3/6 – B1 như với thạc sĩ. Đây là điểm không phù hợp, cần sửa đổi.

Với mục tiêu tăng cường hội nhập quốc tế cho đội ngũ trí thức, quy chế cũ quy định những nghiên cứu sinh sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ khác tiếng Anh vẫn phải giao tiếp được chuyên môn (nghe, đọc, hiểu, trình bày được chuyên môn) bằng tiếng Anh. Đây là điểm rất tiến bộ, nhưng quy chế mới đã bỏ đi hoàn toàn. GS Đức kiến nghị giữ lại nếu được sửa đổi.

Cuối cùng, trong quản lý đào tạo, nghiên cứu sinh khi vào theo quy chế nào thì thường phải ra theo quy chế ấy. Nhưng khoản 2 điều 24 quy chế vừa ban hành đã cho phép tất cả khóa tuyển sinh theo quy chế cũ được áp dụng chuẩn đầu ra như quy chế mới, tức là bỏ đi yêu cầu công bố quốc tế. Ông Đức đánh giá đây là một sự thụt lùi, xóa bỏ hoàn toàn điểm tiến bộ ưu việt nhất của quy chế 2017.

Tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất, 8/8 trong khung năng lực trình độ quốc gia. Theo GS Đức, những ai đã làm tiến sĩ theo đúng nghĩa chân chính và thực chất đều phải chấp nhận và trải qua thử thách trong quá trình học tập để trưởng thành. Nếu chất lượng tiến sĩ yếu kém sẽ để lại hậu quả không chỉ cho giáo dục đại học mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển và hội nhập của đất nước, bởi chất lượng tiến sĩ kéo theo chất lượng giáo sư, phó giáo sư.

Quy chế mới có nhiều cải tiến, nhưng mấu chốt quan trọng, cốt lõi nhất theo GS Đức là chuẩn đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ và hội nhập quốc tế đều thấp hơn. Chính vì vậy, việc cầu thị, tiếp thu sửa đổi quy chế mới vừa ban hành để thực sự góp phần nâng cao chất lượng khoa học công nghệ, chất lượng đội ngũ trí thức Việt Nam là cần thiết.

“Những từ như chất lượng, thực chất, học thật – nhân tài thật, tiên tiến, hiện đại và hội nhập, ngày càng tiến lên là nguyện vọng và khát khao của các thế hệ nhà giáo, nhà khoa học và nhân dân, với mong muốn chấn hưng giáo dục đại học Việt Nam – thiết nghĩ là những từ khóa không thể thiếu trong triết lý xây dựng quy chế đào tạo tiến sĩ trong bối cảnh hiện nay”, ông Đức nói.

Đồng tình với quan điểm trên, TS Lê Văn Út, Trưởng Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Đại học Tôn Đức Thắng, cho rằng có ba vấn đề liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo tiến sĩ theo quy chế mới là công bố khoa học, chuẩn tiếng Anh, số lượng nghiên cứu sinh được phép hướng dẫn cùng lúc của giáo sư, phó giáo sư. “Các tiêu chí này đều được nới lỏng, trước mắt sẽ góp phần tăng số lượng tiến sĩ được đào tạo, nhưng khó có thể nói sẽ tăng chất lượng”, ông Út nói.

Phân tích sâu hơn công bố khoa học, ông Út phản bác ý kiến cho rằng cộng đồng khoa học khó chấp nhận nghiên cứu mang tính đặc thù của Việt Nam như lịch sử Việt Nam, Triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,… Nhận định này không đúng với tinh thần khoa học, bởi lẽ nghiên cứu khoa học là không biên giới. Thực tế học giả trên thế giới công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc đặc thù của Việt Nam.

Nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cần công bố về những đặc thù của đất nước để có thể quảng bá, thông tin và phản biện thêm với học giả quốc tế. Đây là cơ hội vừa nâng cao đẳng cấp khoa học, vừa bảo vệ hình ảnh đất nước. “Việc không có (hoặc có ít) học giả Việt Nam tham gia công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí uy tín của thế giới rất có thể là thiệt thòi cho đất nước trong quá trình đấu tranh cho chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc”, ông Út nói.

TS Út cũng không đồng tình với ý kiến chuẩn luận án tiến sĩ cao dễ dẫn đến việc “mua bán” công bố khoa học, vì đã gọi là mua bán thì chuẩn nào cũng có thể. Nguy hiểm hơn, chuẩn càng thấp thì có thể mua bán càng dễ, giá rẻ hơn, nhưng khó phát hiện hơn vì ít bị cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm.

Từ những lập luận trên, TS Út cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có thêm chỉ đạo xoay quanh việc đào tạo tiến sĩ. “Bộ có thể tăng cường quyền tự chủ hơn nữa cho các đại học trong việc đào tạo tiến sĩ. Quy chế trên có thể xem là quy định mức tối thiểu, các đại học được phép xây dựng chuẩn riêng, không mâu thuẫn với quy chế của Bộ”, ông Út đề xuất.

Ngoài ra, ông Út cho rằng Bộ nên cân nhắc việc đào tạo tiến sĩ ứng dụng (đặc biệt là đối với một số lĩnh vực đặc thù) không nhất thiết phải có các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong luận án tiến sĩ. Luận án tiến sĩ có thể chỉ là các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), nhấn mạnh quy chế đào tạo tiến sĩ mới này là tiêu chuẩn khung bao gồm các quy định, mức cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo tối thiểu của một tiến sĩ. Trên cơ sở khung này, các trường căn cứ vào mục tiêu, năng lực đào tạo mà đưa ra các yêu cầu bằng hoặc cao hơn cho việc đào tạo tiến sĩ của mình.

Giai đoạn trước đây, quy chế đào tạo tiến sĩ đã có những đóng góp quan trọng trong việc đặt ra các chuẩn đầu ra nhấn mạnh công bố quốc tế, từ đó tăng cường quản lý chất lượng đào tạo tiến sĩ. Trong giai đoạn mới, nhận thức về sự đa dạng của các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo và sự cần thiết của việc ghi nhận, tiếp tục nâng cao chất lượng công bố trong nước, những thay đổi trong quy chế mới là phù hợp.

Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về quy chế đào tạo tiến sĩ sau khi nhận được ý kiến của một số nhà khoa học, nhà giáo.

Phó thủ tướng yêu cầu Bộ nghiên cứu các ý kiến trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc, có hình thức phù hợp để trao đổi khoa học và tiếp thu các ý kiến xác đáng nhằm nâng cao chất lượng, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế trong đào tạo tiến sĩ; đối với những ngành đặc thù thì có quy định cho phù hợp, đảm bảo chất lượng.

Theo VnExpress

mca
Tin bài khác
Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt

Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt

Thị trường ngày 9/7 tiếp tục duy trì đà hưng phấn khi VN Index đóng cửa trên ngưỡng 1.430 điểm, đánh dấu chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp. Dòng tiền nội – ngoại lan tỏa mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trước hai phiên cuối tuần, nhà đầu tư cần cân nhắc chiến lược giao dịch thận trọng hơn, tập trung cơ cấu danh mục và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt.
Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Trong bối cảnh thị trường điện ngày càng khắt khe về giá thành và tiêu chuẩn môi trường, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chọn công nghệ làm đòn bẩy cốt lõi để duy trì biên lợi nhuận và mở rộng thị phần.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn luôn ưu tiên nguồn lực, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy và bảo đảm thực thi hiệu quả các quyền con người, quyền công dân, bao gồm quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu,  VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu, VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường tiếp tục cho thấy sức mạnh nội tại vững vàng trong phiên giao dịch ngày 9/7 khi VN Index tăng hơn 15 điểm và vượt xa mốc 1.430 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng trên toàn thị trường, dẫn dắt bởi nhóm tài chính – ngân hàng cùng thanh khoản bùng nổ. Dòng tiền chủ động đẩy mạnh vào các cổ phiếu bluechips, trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 2 nghìn tỷ đồng, củng cố niềm tin về xu hướng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 10/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Quảng cáo
moxa