Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng vượt 20%/năm

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
09/02/2025 06:06
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số năm 2024 Việt Nam ước đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á.
aa
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử để phát triển nền kinh tế Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu về nền đô thị thông minh

Chiều 6/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp lần thứ 10 tổng kết hoạt động của Ủy ban và Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giải quyết được nhiều điểm nghẽn

Báo cáo về tình chuyển đổi số quốc gia năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71/193 quốc gia trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc (công bố tháng 9/2024), tăng 15 bậc so với 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) ở mức "Rất cao".

Về thể chế, đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn tồn tại từ lâu và tạo không gian, động lực phát triển mới cho nền kinh tế. Luật Viễn thông sửa đổi có hiệu lực. Luật Dữ liệu, Nghị định và Chiến lược về dữ liệu quốc gia đã tạo bước đột phá về thể chế dữ liệu, giải quyết được điểm nghẽn về cát cứ dữ liệu, mở ra không gian phát triển mới trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới về xử lý dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất quan trọng, hình thành thị trường về dữ liệu.

Nghị định số 82/2024/NĐ-CP và Nghị định số 138/2024/NĐ-CP của Chính phủ giải quyết điểm nghẽn về sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên trong đầu tư, trong bố trí kinh phí quản trị, vận hành, bảo dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã tồn tại trong thời gian dài.

Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ giải quyết điểm nghẽn trong xác định đối tượng, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người dùng mạng xã hội.

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn mở ra con đường, không gian phát triển mới về công nghiệp công nghệ số, với cách tiếp cận độc đáo, thể hiện khát vọng lớn và quyết tâm cao.

Hạ tầng số được mở rộng, phát triển. Lần đầu tiên sau 15 năm, Việt Nam đấu giá thành công tần số, giúp bổ sung thêm 300 MHz cho 5G để nâng cao chất lượng di động băng rộng; là một trong số ít nước đang phát triển ngừng dịch vụ cho thuê bao 2G khi số thuê bao 2G còn lại chỉ còn khoảng 0,2% (so với trung bình các quốc gia khác khoảng 2-5%), đây là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp viễn thông và ngành thông tin và truyền thông trong chuyển đổi thuê bao di động.

Chất lượng thông tin di động tăng, tốc độ tải băng rộng di động đạt 86,96 Mbps, tăng 14 bậc xếp hạng quốc gia (lên 37/110 quốc gia); tốc độ tải băng rộng cố định đạt 159,32 Mbps, tăng 7 bậc xếp hạng quốc gia (lên 35/154 quốc gia).

Việt Nam đưa vào khai thác 1 tuyến cáp biển mới, tuyến thứ 6 và là tuyến có dung lượng lớn nhất của Việt Nam (20Tbps) được đưa vào khai thác, giúp cải thiện tốc độ internet và bảo đảm sự bền vững kết nối quốc tế của Việt Nam. Tỉ lệ hộ gia đình có internet cáp quang đạt 82,4%, vượt mục tiêu đến năm 2025 là 80%.

Dữ liệu số và nền tảng số tiếp tục được xây dựng, phát triển. Giao dịch dữ liệu qua nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia) tăng 57%, từ 647 triệu năm 2023 lên 1.013 triệu giao dịch trong 2024.

Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực
Ảnh minh hoạ

Kinh tế số tăng trưởng vượt 20%/năm

Về chính phủ số, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số có trọng tâm, trọng điểm, có mũi đột phá; đưa hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 45%, tăng 2,5 lần so với năm 2023. Cổng Dịch vụ công quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả với 4.475 thủ tục được tích hợp (70,8% tổng số thủ tục hành chính). Từ tháng 7/2024 dùng VNeID để đăng nhập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến (khoảng 425.000 lượt/ngày) tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Về kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số năm 2024 ước đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á.

Thương mại điện tử bán lẻ đạt doanh thu 25 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm tăng hơn 50%, dẫn đầu Đông Nam Á.

Về xã hội số, lần đầu tiên, tỉ lệ truy cập các nền tảng số "Make in Vietnam" so với các nền tảng số nước ngoài vượt 20%, đạt 25,25% tăng 5,62% so với năm 2023. Với kết quả này, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có số lượng người dùng nền tảng số nội địa ở mức cao. Nhiều nền tảng số nội địa trong lĩnh vực ngân hàng, mạng xã hội, truyền hình, truyền thông… ngày càng được người dùng yêu thích, lựa chọn thay thế các nền tảng số nước ngoài.

Chứng thư chữ ký số cấp cho người dân trưởng thành năm 2024 đạt 12,5 triệu, tăng 58,61% so với với năm 2023, nâng tỉ lệ người trưởng thành có chữ ký số lên 25%.

Số lượng tài khoản VNeID đã kích hoạt trên 55,25 triệu, vượt mục tiêu 40 triệu tài khoản người dùng trong Đề án 06/CP; 90% người dân tham gia bảo hiểm có sổ sức khỏe điện tử; 100% học sinh/sinh viên có hồ sơ học tập số; 100% bệnh viện, trung tâm y tế công, cơ sở giáo dục đại học triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.

Về an toàn thông tin, Việt Nam tăng 8 bậc từ vị trí 25 lên vị trí 17/194 quốc gia, thuộc nhóm I- Hình mẫu; đứng thứ 4/38 nước khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Đội ngũ an toàn thông tin của Viettel, đại diện cho Việt Nam, đã xuất sắc vô địch năm thứ 2 liên tiếp tại "World Cup" của ngành bảo mật an toàn thông tin mạng toàn cầu. Tổng nhân lực công nghệ thông tin đạt 561.000 người, chiếm 1,1% tổng lao động.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết một số tồn tại, hạn chế, như tỉ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình chưa cao. Tỉ lệ sử dụng chữ ký số còn thấp. Dữ liệu còn bị cát cứ, chưa kết nối, chia sẻ và khai thác hiệu quả.

Bên cạnh đó, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 34/CT-TTg, nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa xác định rõ các mũi đột phá trong thực hiện chuyển đổi số tại ngành, lĩnh vực, địa phương mình.

An toàn thông tin, an ninh mạng đối mặt với nhiều thách thức, lừa đảo trực tuyến, tội phạm sử dụng công nghệ cao xuyên quốc gia, tấn công mạng ngày càng phức tạp.

Nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin, công nghệ số trong các cơ quan, tổ chức, các ngành kinh tế mới nổi còn thiếu và chưa đồng đều. Kỹ năng số của người dân chưa đồng đều, đặc biệt người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ số.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2025 là "Chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế".

Các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai chuyển đổi số để tạo bước đột phá, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số đã đề ra trong Nghị quyết số 03 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Năm 2025, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ tập trung chỉ đạo triển khai chuyển đổi số toàn diện các ngành, lĩnh vực góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-10% trong năm 2025.

Hồng Minh (tổng hợp)

tudonghoangaynay.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 17/4/2025: Tuổi Dần may mắn, tuổi Sửu gặp trục trặc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 17/4/2025: Tuổi Dần may mắn, tuổi Sửu gặp trục trặc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 17/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh

Tích hợp công nghệ tự động hóa vào phương tiện giao thông xanh

Công nghệ tự động hóa không chỉ giúp các phương tiện giao thông xanh trở nên hiệu quả hơn mà còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường. Các ứng dụng công nghệ tự động hóa trong phương tiện giao thông xanh đang ngày càng đa dạng.
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng công nghệ chính là nền tảng chống lại nạn hàng giả

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa bằng công nghệ chính là nền tảng chống lại nạn hàng giả

Trước vấn nạn kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng, phức tạp. Tại Việt Nam thời gian qua các doanh nghiệp đã ứng dụng rất nhiều giải pháp, tuy vậy nạn sản xuất hàng giả ngày càng tinh vi, nên đã có rất nhiều trường hợp sản phẩm bị giả mạo và nhái luôn cả những chiếc tem chống hàng giả.
Giao thông xanh vì một Việt Nam phát triển bền vững

Giao thông xanh vì một Việt Nam phát triển bền vững

Giao thông xanh đóng vai trò quan trọng trong “xanh hoá” nền kinh tế và phát triển bền vững bằng cách giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy công nghệ xanh, cải thiện chất lượng sống và phát triển đô thị thông minh. Đồng thời, nó giúp tăng cường công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo nền tảng cho một hệ thống giao thông hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 16/4: Có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm

Thị trường vừa có phiên điều chỉnh khi áp lực chốt lời lan rộng, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và các ngành xuất khẩu chịu tác động từ chính sách thuế mới của Mỹ. Nhiều khả năng, VN Index sẽ kiểm định vùng hỗ trợ quanh mốc 1.220 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/4. Nhà đầu tư nên thận trọng, ưu tiên quan sát phản ứng thị trường trước khi giải ngân.
Giảm thiểu ô nhiễm không khí cần sớm có giải pháp để đạt mục tiêu đề ra

Giảm thiểu ô nhiễm không khí cần sớm có giải pháp để đạt mục tiêu đề ra

Chia sẻ với Tạp chí Tự động hóa Ngày nay, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí đang xảy ra nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, đô thị đông dân. Vì vậy, cần có giải pháp tổng thể để giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm là các phương tiện giao thông sử dụng xăng, dầu,…
Các cơ sở giáo dục đại học Hà Nội đồng lòng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và đất nước

Các cơ sở giáo dục đại học Hà Nội đồng lòng phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và đất nước

Sáng ngày 15/4, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Quản lý các khu công nghệ cao và khu công nghiệp Thành phố Hà Nội - tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước".
Thị trường chứng khoán ngày 15/4: Áp lực chốt lời lan rộng

Thị trường chứng khoán ngày 15/4: Áp lực chốt lời lan rộng

Sau ba phiên tăng gần 150 điểm, thị trường đã có sự điều chỉnh vào phiên ngày 15/4. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu thận trọng, đặc biệt là đối với những nhóm ngành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan mới của Mỹ, như khu công nghiệp, thủy sản và các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 16/4/2025: Tuổi Dần một ngày vui vẻ, tuổi Mùi trục trặc công việc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 16/4/2025: Tuổi Dần một ngày vui vẻ, tuổi Mùi trục trặc công việc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 16/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Triển vọng phát triển kỹ thuật bảo vệ thích ứng cho động cơ điện khỏi sự ngắn mạch

Triển vọng phát triển kỹ thuật bảo vệ thích ứng cho động cơ điện khỏi sự ngắn mạch

Bài viết giới thiệu kỹ thuật bảo vệ thích ứng được phát triển cho động cơ điện khi có sự cố ngắn mạch bên trong và bên ngoài động cơ điện.
siement
Quảng cáo
moxa