BSR: Doanh thu và nộp ngân sách năm 2024 vượt xa kỳ vọng BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm |
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo “Phát triển kinh tế tuần hoàn tại BSR”. |
Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu hướng phát triển của nền kinh tế xanh nhằm giảm khai thác tài nguyên, hạn chế phát sinh chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường hướng đến phát triển bền vững. Mô hình KTTH dựa trên nguyên lý cơ bản là “biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hoặc tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp”.
BSR hiện nay đã và đang thực hiện các giải pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm tiêu thụ năng lượng và hạn chế phát thải ra môi trường, điển hình như: Tuần hoàn nước rửa muối, thu hồi nhiệt thải, tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng hóa phẩm, giảm tiêu thụ nước, thu hồi dầu từ bùn, cặn đáy bể, giảm đốt dầu FO, hợp tác sản xuất sản phẩm mới K-ment thân thiện với môi trường từ xúc tác RFCC đã qua sử dụng…
Hội thảo “Phát triển kinh tế tuần hoàn tại BSR” có sự tham gia của ông Mai Tuấn Đạt - Phó Tổng Giám đốc BSR; Ban Giám đốc Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất; đại diện các ban chuyên môn thuộc khối sản xuất trực tiếp của Nhà máy; cùng các CBCNV chuyên trách.
![]() |
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đáp ứng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh |
Tại Hội thảo “Phát triển kinh tế tuần hoàn tại BSR” vừa được tổ chức mới đây, các thành viên tham dự đã đóng góp đề xuất, ý kiến, ý tưởng nhằm phát triển một mô hình KTTH đầy đủ và hiệu quả tại BSR như: Nghiên cứu tiền khả thi (Pre-FS) phương án sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) tại Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất để đáp ứng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh; Nghiên cứu phát triển hệ thống pilot công nghệ cao sản xuất sinh khối vi tảo phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học tiên tiến và chuyển đổi năng lượng xanh; Lắp đặt nhà máy điện gió, dự án điện mặt trời áp mái cung cấp cho NMLD Dung Quất; Thay thế nhiên liệu đốt FO bằng LNG; Nghiên cứu khả thi sản xuất carbon nano từ CO₂ trong Flue Gas để ứng dụng trong pin và vật liệu lưu trữ năng lượng; Nghiên cứu tiền khả thi phương án tái sử dụng nước thải nhằm giảm sử dụng tài nguyên và giảm tác động môi trường; Thu hồi silica hoặc alumina từ xúc tác thải của phân xưởng RFCC và ứng dụng làm vật liệu nền cho pin thể rắn...
Việc triển khai kinh tế tuần hoàn giúp BSR không chỉ giảm tác động môi trường mà còn hướng đến tăng trưởng bền vững và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao cho BSR.
Phát biểu kết luận hội thảo, ông Mai Tuấn Đạt - Phó Tổng Giám đốc BSR nhấn mạnh: Phát triển KTTH là xu hướng tất yếu nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các ban chuyên môn tại BSR sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp KTTH không chỉ để nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. BSR sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến và hợp tác với các đối tác để đưa KTTH vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.