acecook

"Ông lớn" ngành dược Trung Quốc rót hơn 5.730 tỷ đồng thâu tóm Imexpharm

Doanh nghiệp, Doanh nhân
26/05/2025 14:28
Livzon Pharmaceutical Group vừa công bố hoàn tất giao dịch mua lại gần 65% cổ phần của Imexpharm với tổng giá trị hơn 5.730 tỷ đồng, tương đương khoảng 219,1 triệu USD.
aa

Livzon Pharmaceutical Group - một trong những tập đoàn dược phẩm hàng đầu Trung Quốc - vừa mạnh tay chi hơn 5.730 tỷ đồng (tương đương khoảng 219,1 triệu USD) để mua lại 64,81% cổ phần của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (mã: IMP).

Giao dịch được công bố chính thức vào ngày 22/5/2025, đánh dấu việc Livzon chính thức trở thành cổ đông lớn nhất tại Imexpharm - thương hiệu nội địa đang dẫn đầu thị phần thuốc kháng sinh tại Việt Nam. Sau giao dịch, kết quả kinh doanh của Imexpharm sẽ được hợp nhất vào báo cáo tài chính Livzon Pharmaceutical Group.

Livzon Pharmaceutical Group công bố hoàn tất giao dịch mua lại 64,81% cổ phần của Imexpharm (Nguồn: Livzon Pharmaceutical Grou)
Livzon Pharmaceutical Group công bố hoàn tất giao dịch mua lại 64,81% cổ phần của Imexpharm (Nguồn: Livzon Pharmaceutical Grou)

Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa tham vọng quốc tế hóa dài hạn và củng cố vị thế bền vững trong lĩnh vực dược phẩm của Livzon.

Lợi nhuận Quý I/2025 của Imexpharm bật tăng 20%

Theo báo cáo tài chính quý 1/2025 của Imexpharm cho thấy kết quả kinh doanh tích cực nhờ chiến lược mở rộng thị trường và kiểm soát chi phí hiệu quả. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng đạt 359 tỷ đồng tăng 15,8%, giúp lợi nhuận gộp đạt 234,4 tỷ đồng, tăng mạnh 30% so với cùng kỳ 2024.

Về chi phí, chi phí bán hàng tăng mạnh lên 97,6 tỷ đồng, cao hơn 28 tỷ đồng so với quý 1/2024. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng từ 28,9 tỷ lên 37 tỷ đồng.

Tổng quan kết quả kinh doanh quý 1/2025 Imexpharm (Nguồn: Báo cáo tài chính quý 1/2025 của Imexpharm)

Tuy nhiên, nhờ hiệu quả tổng thể trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn đạt 95,2 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế đạt 74,5 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với quý 1/2024.

Tổng cộng tài sản của Imexpharm tại ngày 31 tháng 03 năm 2025 là 2.914 tỷ đồng, cao hơn 16% so với thời điểm đầu năm. Trong đó phần lớn nằm ở tài sản cố định 841 tỷ đồng.

Các khoản mục còn lại như các khoản phải thu dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác đều gần như giữ nguyên so với đầu năm. Đáng chú ý, mục đầu tư tài chính dài hạn vẫn giữ ở mức 66,96 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết chiếm gần như toàn bộ.

Tại thời điểm cuối quý 1/2025, tổng nợ phải trả của Imexpharm đạt 666,8 tỷ đồng, tăng mạnh so với đầu năm. Mức tăng này chủ yếu đến từ khoản vay tài chính ngắn hạn và nợ dài hạn mới phát sinh. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 409,8 tỷ đồng, tăng đáng kể so với đầu kỳ.

Về nợ dài hạn, doanh nghiệp ghi nhận 257 tỷ đồng, trong khi đầu năm hoàn toàn không có nợ dài hạn. Đây là thay đổi lớn, cho thấy công ty bắt đầu sử dụng vốn vay trung - dài hạn để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc mở rộng sản xuất.

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng cộng nguồn vốn của Imexpharm đạt 2.914 tỷ đồng, tăng hơn 16%. Vốn chủ sở hữu của Imexpharm đạt 2.247 tỷ đồng, tăng gần 3% so với đầu năm, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Imexpharm, Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh, cụ thể, doanh thu gộp dự kiến đạt 2.981 tỷ đồng, tăng 18,6% so với mức 2.512 tỷ đồng của năm trước. Doanh thu thuần kế hoạch là 2.649 tỷ đồng, tăng 20,1% so với mức 2.205 tỷ đồng năm 2024.

Mục tiêu tăng trưởng 2025 của Imexpharm (Nguồn: Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Imexpharm)

Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu 493,5 tỷ đồng, tăng 22,1% so với mức thực hiện 404,2 tỷ đồng. EBITDA năm 2025 dự kiến đạt 635 tỷ đồng, cao hơn 21,9% so với con số 520,8 tỷ đồng năm trước. Kế hoạch này thể hiện định hướng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời phù hợp với các chiến lược đầu tư dài hạn như dự án Tổ hợp Nhà máy Dược phẩm Cát Khánh đang được triển khai.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Imexpharm đóng cửa phiên 23/5 ở mức 52.000 đồng/cp, tăng 2,77%.

Livzon Pharmaceutical Group thành lập năm 1985, trụ sở tại Trung Quốc. Họ là một tập đoàn dược phẩm lớn chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và kinh doanh thuốc tân dược, dược phẩm sinh học, thuốc đông y, nguyên liệu và thiết bị chẩn đoán. Mạng lưới hoạt động của họ rộng khắp trong nước và hơn 30 quốc gia như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay khu vực Đông Nam Á.
tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Trong bối cảnh thị trường điện ngày càng khắt khe về giá thành và tiêu chuẩn môi trường, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chọn công nghệ làm đòn bẩy cốt lõi để duy trì biên lợi nhuận và mở rộng thị phần.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn luôn ưu tiên nguồn lực, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy và bảo đảm thực thi hiệu quả các quyền con người, quyền công dân, bao gồm quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu,  VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu, VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường tiếp tục cho thấy sức mạnh nội tại vững vàng trong phiên giao dịch ngày 9/7 khi VN Index tăng hơn 15 điểm và vượt xa mốc 1.430 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng trên toàn thị trường, dẫn dắt bởi nhóm tài chính – ngân hàng cùng thanh khoản bùng nổ. Dòng tiền chủ động đẩy mạnh vào các cổ phiếu bluechips, trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 2 nghìn tỷ đồng, củng cố niềm tin về xu hướng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 10/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Trong thời đại sản xuất thông minh, hệ thống Thực hiện Sản xuất (MES - Manufacturing Execution System) đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát chất lượng và khả năng thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, để tối ưu hóa giá trị mà MES mang lại, việc triển khai cần nhiều hơn là chỉ cài đặt phần mềm đó là cả một quá trình chiến lược, tích hợp, đào tạo và thích ứng toàn diện.
Quảng cáo
moxa