acecook

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững

Diễn đàn
20/04/2025 07:28
Chương trình phát triển GTX đã được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan trong ngành GTVT.
aa
Ứng dụng AI trong giao thông và đô thị xanh bền vững: Chính sách và xu hướng toàn cầu Giải pháp sử dụng mã nguồn mở kết hợp AI Vision thu thập dữ liệu trong giả lập giao thông Khai mạc báo cáo khoa học trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học Phát triển giao thông xanh

Xác định GTX là mũi nhọn để phát triển kinh tế xanh

Ngày 19/4/2025, Trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT), Khoa Điện - Điện tử, phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Chi hội Tự động hóa GTVT và Logistics, Tạp chí Tự động hóa Ngày nay tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển giao thông xanh (GTX).

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Hội Tự động hóa Việt Nam, lãnh đạo Trường Đại học GTVT, các nhà khoa học, chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp trong ngành GTVT, logistics và môi trường. Hội thảo diễn ra trong 2 phiên sáng và chiều đã thu hút hơn 200 đại biểu tham dự, với 22 báo cáo khoa học, tham luận, cung cấp nhiều kiến thức khoa học, nghiên cứu thực tế, giúp người nghe có thêm góc nhìn về lộ trình phát triển GTX thúc đẩy nền kinh tế xanh của đất nước.

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp ngành tự động hóa, logistics và môi trường,... (Ảnh: Hoàng Tùng)

Phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học Phát triển Giao thông xanh, PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học GTVT cho biết, hội thảo là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học, diễn giả, doanh nghiệp có góc nhìn nhiều chiều về giao thông xanh, hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong từng lĩnh vực, đóng góp trong phát triển lộ trình Net Zero.

TS. Dương Nguyên Bình, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam cho hay, hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện về phát triển GTX. Trong đó, Hội Tự động hóa Việt Nam, Trường Đại học Giao thông vận tải và Tạp chí Tự động hóa Ngày nay là các đơn vị thực hiện chuỗi hoạt động này. Các tham luận trong hội thảo tập trung vào các vấn đề giao thông thông minh (GTTM), AI, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Theo nghiên cứu, GTVT là một trong những hoạt động chủ yếu phát sinh khí nhà kính, đứng thứ 3 so với các ngành khác như năng lượng, nông nghiệp. Tỷ lệ khí phát thải trong giao thông khoảng 20%.

Phát triển GTX là một khái niệm mô tả các phương thức di chuyển thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên và sức khỏe con người. Chương trình phát triển GTX đã được cụ thể hóa thông qua Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan trong ngành GTVT. Chương trình đặt các mục tiêu cụ thể cho phát triển hệ thống giao thông bền vững, tiêu thụ ít năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Sau Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương cũng đã ban hành Đề án phát triển GTX, với mục tiêu và lộ trình rõ ràng. Việc thực thi chính sách, kinh nghiệm triển khai, áp dụng công nghệ,… được chú trọng.

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
TS. Dương Nguyên Bình, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Hoàng Tùng)

Theo GS.TS. Lê Hùng Lân, Trưởng Ban tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển GTX, hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý trao đổi về vai trò của Tự động hóa và Logistics trong phát triển GTX, cũng như những nhu cầu, giải pháp, kết quả ứng dụng các công nghệ 4.0 thúc đẩy phát triển GTX bền vững. Hội thảo cũng là một hoạt động thiết thực để Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đi vào thực tiễn.

Chuyển đổi kép và ứng dụng AI để thúc đẩy phát triển GTX

Trong tham luận: “Phát triển giao thông xanh dựa trên ITS và giao thông thông minh”, GS.TS. Lê Hùng Lân, GVCC Trường Đại học GTVT, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Trưởng Chi hội Tự động hóa GTVT và Logistics chia sẻ góc nhìn về tiềm năng GTX.

Theo đó, tại Việt Nam, ngay từ năm 2012, Chính phủ xác định phát triển GTX là mục tiêu chủ chốt. Đến thời điểm hiện tại, GTX hướng tới kinh tế xanh bền vững, có 7 lĩnh vực trong phát triển nền kinh tế xanh, trong đó GTX là lĩnh vực quan trọng nhất, gồm xử lý vận tải, quản lý đô thị, mục tiêu giảm phát thải, giảm tiếng ồn và khí nhà kính,…

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
GS. TS. Lê Hùng Lân - Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Tự động hóa GTVT và Logistics (Ảnh: Hoàng Tùng)

Theo thảo luận của các chuyên gia, để giảm 90% khí phát thải nhà kính, cần có lộ trình rõ ràng ngay từ bây giờ. Có 3 mục tiêu cụ thể: Giảm nhu cầu, khoảng cách và thời gian di chuyển, thông qua tích hợp GTTM hiệu quả; chuyển đổi các phương thức giao thông thân thiện môi trường, cung cấp phương tiện, cơ sở hạ tầng cho người đi xe đạp, đi bộ; quản lý nhu cầu giao thông, quản lý bến bãi, nâng cao hiệu quả GTVT,… Trong đó, quản lý thanh toán điện tử, tích hợp giao thông, nền tảng giao thông là những vấn đề trọng yếu.

Đề xuất “Giải pháp sử dụng mã nguồn mở kết hợp AI Vision thu thập dữ liệu trong giả lập giao thông”, ông Đào Xuân Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Giải pháp Chính phủ, Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã đóng góp cho hội thảo những góc nhìn thực tế. Theo đó, GTX gắn liền GTTM và Logistics. Dựa trên tinh thần Nghị quyết 57 NQ/TW của Bộ Chính trị, lộ trình đến 2030, để GTX phát triển đồng bộ, việc tối ưu hóa phát triển đô thị là mục tiêu cần thiết và lâu dài.

Trên thế giới và tại Việt Nam, tình trạng tắc nghẽn giao thông vẫn chưa được giải quyết. Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 9 triệu phương tiện, bắt buộc phải giảm phương tiện cá nhân, thúc đẩy xe buýt xanh để phát triển GTX.

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
Ông Đào Xuân Trường: "Thời điểm hiện tại được coi là “thời điểm vàng” để ứng dụng AI trong phát triển GTX và GTTM" (Ảnh: Hoàng Tùng)

Theo ông Trường, thời điểm hiện tại được coi là “thời điểm vàng” để ứng dụng AI trong phát triển GTX và GTTM, vì chi phí đã rẻ hơn, nhận thức của người dân nâng cao, chính sách của Nhà nước cũng đang ủng hộ lộ trình này.

Được biết, Viettel Solutions là đơn vị chủ động phát triển gần 50 trạm giao thông lắp đặt camera thông minh, thu thập dữ liệu, dựa trên nền tảng SUMO. Ví dụ, nút giao ngã tư Vọng là nút giao nhiều tầng gồm đường sắt, đường bộ, cầu vượt, Viettel sử dụng các camera cơ động để xây dựng các mô hình 3D, giả lập các mô hình giao thông, tính toán hiệu quả, đưa ra thuật toán để phục vụ quản lý giao thông. Độ chính xác khoảng 90%, chi phí triển khai khoảng 25%, đây là ưu điểm của giải pháp sử dụng nguồn mở.

Tiếp nối tham luận của ông Trường, trong tham luận “Ứng dụng AI trong Giao thông và đô thị xanh bền vững, Tóm lược chính sách và xu hướng toàn cầu”, ThS. Phan Thị Thanh Ngọc - Phó Giám đốc khối Tư vấn ứng dụng VNPT AI, VNPT chỉ ra 10 xu thế thực hiện GTX, hướng tới lộ trình phát triển kinh tế xanh bền vững.

Theo bà Ngọc, không gian số trong GTX rất quan trọng. Nhờ không gian số, người dân được tương tác số hiệu quả. Các chỉ tiêu xanh, quản trị xanh, lập mục tiêu xanh là xu thế chính mà các quốc gia trên thế giới đã và đang hướng tới.

Tại Việt Nam, từ năm 2024 - 2030, với cải thiện về ứng dụng AI, chỉ xét riêng khối hành chính công, tăng giá trị khoảng 1,75 tỷ đô, so với trước khi sử dụng AI. Việc chạy đua áp dụng AI vào GTX, GTTM xanh cần đồng bộ để nâng cao hiệu quả.

Ứng dụng AI không chỉ giúp giám sát vận hành, phát hiện gian lận thương mại, mà còn tiết kiệm, hiệu quả với độ chính xác cao. Trên thế giới, nhiều nước đang sử dụng mô hình xe buýt tự lái vào ban đêm, giúp tối ưu lộ trình, giảm nhân lực,…

Xanh hóa logistics để thúc đẩy GTX

GTTM ở Việt Nam chia ra 4 cấp độ, cấp độ cao nhất hướng tới độ bền vững, chính là GTX. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng để phát triển GTX vẫn còn nhiều thách thức.

Trong lộ trình phát triển GTX, ngành logistics đóng một vai trò không nhỏ trong chuyển dịch và quản lý giao thông vận tải. Tham luận “Hiệp hội Logistics Hải Phòng trên hành trình khát vọng xanh hóa chuỗi cung ứng logistics Hiệp hội Logistics Hải Phòng” đã chỉ ra thực tế phát triển của ngành logistics.

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
Bà Lê Thị Thu: "Doanh nghiệp logistics phải "xanh hóa" để hội nhập"(Ảnh: Hoàng Tùng)

Bà Lê Thị Thu, Chủ tịch Tổng công ty CP Thương mại và Dịch vụ chuyển phát nhanh PCS cho rằng, chuyển đổi kép là vấn đề chủ chốt và quan trọng nhất trong phát triển GTX, không có số hóa không có GTX. Chính vì vậy, các doanh nghiệp logistics nếu muốn phát triển phải chuyển đổi kép, “xanh hóa” để phát triển và hội nhập.

Ngoài việc chỉ ra những thách thức, TS. Lê Xuân Trường, Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học GTVT cũng đưa ra định hướng nghiên cứu phục vụ mục tiêu vận tải và logistics xanh ở Việt Nam.

Theo đó, thách thức lớn nhất trong phát triển GTX của nước ta là tối ưu hóa mạng lưới. Bản thân việc phát triển tàu điện là thách thức về nguồn lực tài chính. Các loại phương tiện đang ở tiêu chuẩn Euro 2-3-4, muốn đẩy lên mức cao thì phải đầu tư vốn chuyển đổi lớn. Xe buýt chạy điện có chi phí đầu tư lớn, gấp đôi, thậm chí gấp 3 vốn đầu tư xe buýt chạy dầu diezen. Cụ thể, để vận hành 1 chiếc xe buýt điện phải đầu tư lên tới 8 tỷ đồng, bao gồm cả chi phí tái tạo pin và chi phí xây dựng trạm sạc điện.

Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa hiện chưa sử dụng động cơ điện phổ biến. Trên cơ sở những thách thức đó, cần có những nghiên cứu thúc đẩy, kết hợp chính sách quy hoạch quản lý, ứng dụng thực hành, công nghệ,…

Với mục tiêu vận tải xanh và logistics xanh, chúng ta cần có đánh giá tổng thể, có cái nhìn nhiều chiều, kết hợp nhiều yếu tố, tạo được sự kết nối giữa các nhà khoa học để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành trong phát triển GTX.

Thực hiện GTX để thúc đẩy nền kinh tế xanh

ThS. Nguyễn Huy Thiêm, Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, VIDIFI cho rằng, GTX sử dụng những ứng dụng của GTTM tối ưu hóa trong xử lý tắc nghẽn giao thông.

"Để phát triển GTX cần kết hợp rất nhiều yếu tố như tự động hóa, logistics, quản lý vận hành,…", ông Thiêm trình bày trong tham luận “Ứng dụng hiệu quả hệ thống giao thông thông minh trên đường cao tốc Việt Nam”. Theo đó, vận hành đường cao tốc đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt trong tối ưu hóa cảng logistics. Hệ thống GTTM trên đường cao tốc đang phổ biến giải pháp TMS, ứng dụng AI, qua ứng dụng gửi tới người tham gia giao thông thông tin, dữ liệu mà camera thông minh, sóng phát thanh thu được.

Ông Thiêm cho biết, công ty đã triển khai mô hình thu phí tự động không dừng được 5 năm, đem đến hiệu quả tối ưu trong thu phí; giảm lượng khí thải lớn; giảm lượng tiền sử dụng lại; giảm ô nhiễm môi trường.

Trong tham luận “Xe buýt điện đưa đón học sinh ở các đô thị lớn tại Việt Nam: Tiềm năng phát triển và giải pháp”, TS. Vương Xuân Cần, Khoa Môi trường và An toàn giao thông, Trường Đại học GTVT nhấn mạnh giải pháp xe điện xanh và tàu điện xanh đóng vai trò chuyển dịch GTX.

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
TS. Lê Xuân Rao: "Đến năm 2027, Hà Nội sẽ phát triển thêm các đường sắt cao tốc để giảm ùn tắc cục bộ" (Ảnh: Hoàng Tùng)

Tham gia phiên thảo luận trong khuôn khổ hội thảo, các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đã chỉ ra những vướng mắc, thách thức trong quá trình thực hiện GTX.

TS Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cho rằng, muốn phát triển GTX vấn đề tiên quyết phải giải quyết được bài toán hạ tầng cơ sở, việc giảm các phương tiện giao thông cá nhân là cần thiết. Những định hướng nghiên cứu từ năm 1945 đến nay vẫn có giá trị, trong đó, việc ứng dụng AI giúp tối ưu hóa các nút giao thông.

“Hà Nội đã thúc đẩy phát triển được 2 tuyến đường sắt cao tốc, các tuyến đường bộ với hạ tầng cơ sở hiện tại vẫn đang sử dụng, vì vậy để tối ưu hóa nhịp đèn giao thông trên các nút giao thông, chúng ta phải tính đến ứng dụng AI. Phấn đấu đến năm 2027, Hà Nội sẽ phát triển thêm các tuyến đường sắt cao tốc để giảm ùn tắc cục bộ”, ông Rao bày tỏ.

Phát triển giao thông xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh bền vững
Giảng viên Vũ Văn Duy, Trường Đại học Giao thông vận tải đang trình bày Báo cáo Khoa học "The altitude, position PID controllers design for UAV quadcopter: from theory to experiment" tại Tiểu ban Khoa học 2, phiên sáng cùng ngày (Ảnh: Hoàng Tùng)

Tổng kết lại hội thảo, PGS.TS. Lê Hùng Lân chia sẻ, thông qua hội thảo, những người làm tự động hóa muốn có cái nhìn rộng hơn, chính xác hơn về phát triển GTX. Trong phát triển nền kinh tế xanh không thể thiếu GTX, và để phát triền GTX không thể thiếu vai trò của tự động hóa.

Từ góc độ bài toán kinh tế, GTX có những đóng góp tích cực. Về cơ bản, GTX hay logistics đặt kinh tế làm trọng tâm, yếu tố xanh len lỏi trong đó. Logistics xanh tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa. Trong bất cứ cuộc phát triển nào về kinh tế, khoa học công nghệ cũng là yếu tố dẫn dắt, tuy nhiên chúng ta cần phát triển trong hệ sinh thái, ví dụ như các giải pháp khoa học phải rõ ràng, chứng minh được hiệu quả, các cơ sở hạ tầng, và chính sách thông thoáng. Muốn GTX đi vào thực tiễn, phải chỉ ra cho doanh nghiệp thấy được những cái lợi khi tham gia GTX.

“Với mục tiêu giảm thiểu người đi lại, giảm thời gian đi lại, giảm phương tiện cá nhân, phát triển mô hình xe buýt xanh, tàu điện xanh, GTTM xanh, lộ trình phát triển GTX rất cần sự chung tay của các nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách”, GS. TS. Lê Hùng Lân nhấn mạnh.

tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
TP.HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD

TP.HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD

Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 15/7/2025: Tuổi Tý gặp chút rắc rối, Tuổi Thìn cần bình tĩnh trước mọi việc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 15/7/2025: Tuổi Tý gặp chút rắc rối, Tuổi Thìn cần bình tĩnh trước mọi việc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 15/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 14/7: Rung lắc đầu phiên, VN Index phục hồi mạnh nhờ nhóm Midcaps và bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 14/7: Rung lắc đầu phiên, VN Index phục hồi mạnh nhờ nhóm Midcaps và bất động sản

Thị trường ngày 14/7 ghi nhận những biến động mạnh ngay từ đầu phiên khi chỉ số bật tăng nhờ lực kéo từ nhóm trụ, đặc biệt là VIC. Tuy nhiên, áp lực chốt lời nhanh chóng xuất hiện khiến thị trường rung lắc đáng kể trước khi phục hồi tích cực vào cuối phiên nhờ diễn biến tích cực từ nhóm Midcaps và bất động sản.
Tái định nghĩa chuỗi cung ứng với Robot thế hệ mới cùng DHL

Tái định nghĩa chuỗi cung ứng với Robot thế hệ mới cùng DHL

Trong một bước đi chiến lược hướng đến tương lai số hóa và tự động hóa, DHL Supply Chain - Một tập đoàn hậu cần hàng đầu thế giới - vừa công bố khoản đầu tư trị giá 550 triệu bảng Anh nhằm triển khai hơn 1.000 robot mới tại Anh và Ireland. Động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng từ lĩnh vực thương mại điện tử và khoa học đời sống, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Ngày 11/7/2025, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Nguyễn Kim Sơn ký Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2025. Theo đó, Tạp chí Thanh niên được tăng từ 0,5 lên 0,75 điểm đối với các bài báo khoa học thuộc ngành Chính trị học.
VAA và Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác thúc đẩy ngành nông nghiệp số

VAA và Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác thúc đẩy ngành nông nghiệp số

Mới đây, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) đã diễn ra buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Hội Tự động hóa Việt Nam và lãnh đạo Học viện, lãnh đạo khoa Cơ - Điện thuộc Học viện. Hai bên trao đổi kế hoạch hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, đồng thời lên kế hoạch thành lập Chi hội Tự động hóa Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tự động hóa góp phần đột phá việc khám chữa bệnh trong ngành y

Tự động hóa góp phần đột phá việc khám chữa bệnh trong ngành y

Nhờ công nghệ tự động hóa, hành trình khám chữa bệnh trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng. Không còn chen chúc chờ đợi, không lo thất lạc hồ sơ, bệnh viện tự vận hành chính xác sau chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ.
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/7: VN Index hướng tới mốc 1.500 - Cơ hội hay rủi ro trong tuần mới?

Nhận định phiên giao dịch ngày 14/7: VN Index hướng tới mốc 1.500 - Cơ hội hay rủi ro trong tuần mới?

Thị trường khép lại tuần 7/7–11/7 với chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp, sắc xanh lan tỏa nhờ thanh khoản cao, khối ngoại mua ròng và nhóm cổ phiếu trụ dẫn dắt. Tuy nhiên, với VN-Index tiệm cận vùng quá mua và dòng tiền phân hóa, phiên 14/7 có thể rung lắc nhẹ. Tuy nhiên, xu hướng trung hạn vẫn tích cực với mục tiêu 1.480–1.500 điểm nếu dòng tiền tiếp tục được duy trì và lan tỏa.
PVOIL: Vững vàng giữa biến động, bứt phá nhờ Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo

PVOIL: Vững vàng giữa biến động, bứt phá nhờ Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã cho thấy sự vững vàng và khả năng thích ứng linh hoạt, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2025.
BSR tăng tốc ngoạn mục: Hoàn thành 96% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

BSR tăng tốc ngoạn mục: Hoàn thành 96% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng

Bám sát những diễn biến từ thị trường, triển khai đồng bộ, kịp thời những giải pháp quản trị, điều hành, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch nửa đầu năm 2025.
Quảng cáo
moxa