acecook

Tâm tư của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong ngày đầu năm mới 2025

Đào tạo
29/01/2025 22:57
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa chia sẻ với báo chí về những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong ngày đầu năm mới.
aa
Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Năm 2024 tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới

Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Năm 2024 đối với ngành Giáo dục là năm nhiều công việc, nhiệm vụ, cũng là năm đánh dấu bằng nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra, đồng thời tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục nước nhà.

Năm 2025, ngành Giáo dục tiếp tục có nhiều công việc, nhiệm vụ phải làm để tiếp tục trong hành trình đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Trong đó, nhiệm vụ lớn là Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hoàn thiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 91-KL/TW ngày 10/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Sau khi Chương trình hành động được ban hành sẽ là xây dựng các kế hoạch và bắt tay vào triển khai.

Hiện nay, Bộ GDĐT cũng đang trong quá trình hoàn thiện để ngay trong đầu năm 2025 ban hành Chiến lược phát triển GDĐT đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Cùng với Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị, Chiến lược phát triển giáo dục sẽ là căn cứ quan trọng cho những bước phát triển tiếp theo của GDĐT.

Nếu như năm 2024 được coi là năm đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước, thì nửa đầu năm 2025 với những công việc cần phải làm tốt như kết thúc học kỳ II của năm học, thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học cao đẳng… mới có thể khép lại được chu trình đầu tiên này. Sau 4 năm triển khai trên thực tế, năm 2025, Bộ GDĐT cũng sẽ tiến hành tổng kết giai đoạn đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đặt ra những mục tiêu, giải pháp đổi mới có chiều sâu hơn cho giai đoạn tiếp theo.

Trong nửa đầu năm 2025, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội khóa XV lần thứ 2 tại Kỳ họp thứ 9. Xác định đây là việc lớn nên Bộ GDĐT đã và đang tập trung cao cho việc hoàn thiện dự thảo sau lần đầu lấy ý kiến Quốc hội. Chúng tôi mong rằng, những tâm huyết, ấp ủ về một dự thảo Luật sẽ phát triển được lực lượng nhà giáo, sẽ gỡ vướng được cho hàng loạt các vấn đề về quản lý nhà giáo trong suốt thời gian qua… sẽ thuyết phục được đại biểu Quốc hội, thuyết phục được xã hội. Không chỉ chúng tôi mà hơn 1,6 triệu nhà giáo cả nước đang ngóng chờ thời điểm Luật Nhà giáo chính thức được thông qua và đi vào cuộc sống. Cùng với đó, chúng tôi sẽ rà soát Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp để xem xét sửa đổi, bổ sung.

Những mong mỏi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2025
Ảnh minh hoạ

Khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn thành chu trình đầu tiên, lại là lúc Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ được triển khai thí điểm tại 20 tỉnh/thành phố trong cả nước. Năm 2025 sẽ đánh dấu bước khởi đầu của đổi mới giáo dục mầm non - cấp học nền tảng nhưng còn nhiều khó khăn nhất hiện nay.

Đất nước đang bước vào "kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; trước đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi và còn nhiều những chủ trương, chính sách lớn khác. Ngành Giáo dục xác định rõ trọng trách trong giai đoạn quan trọng này, bởi mọi "đột phá" muốn thành công đều phải bắt đầu từ con người, từ nguồn nhân lực.

Cùng với các ban, bộ, ngành, địa phương, năm 2025 cũng sẽ là năm Bộ GDĐT, ngành Giáo dục tập trung cho việc tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý. Trước mắt, chúng tôi đang tổ chức thực hiện việc sáp nhập, tiếp nhận các đơn vị, đầu mối theo chỉ đạo của Trung ương. Và đối với nhóm công việc này sẽ có nhiều việc phải làm trong năm 2025".

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, Bộ GDĐT đã chuẩn bị Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 31/12/2024 vừa qua.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một bước quan trọng để thể chế hóa, tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT tạo; Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, Kết luận số 91/KL-TW ngày 12/08/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Chiến lược này tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển GDĐT là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước. Đầu tư cho GDĐT là đầu tư cho phát triển, cần được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn lực khác, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia, đóng góp cho phát triển giáo dục.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ căn bản và toàn diện GDĐT. Tiếp tục chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, đặc biệt là năng lực đổi mới và sáng tạo của người học. Thực hiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.

Giáo dục và đào tạo là vì con người và hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập và học thường xuyên, học suốt đời. Phát triển giáo dục bảo đảm cân đối về số lượng, chất lượng; hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề.

Chủ động hội nhập quốc tế và tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để hiện đại hóa giáo dục.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu tổng quát là phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới, chủ động tham gia và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ; chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

Với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.

Nhân dịp năm mới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắn nhủ: "Có thể coi năm 2025 là năm bản lề, bởi nhiều công việc, nhiệm vụ của năm khi hoàn thành sẽ tạo nền tảng, tạo đà cho quá trình phát triển trong 5 năm tiếp theo. Với nhiều công việc, nhiệm vụ phải làm trong năm 2025, tôi mong rằng toàn ngành đã nỗ lực sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành tốt nhất các công việc, nhiệm vụ đã đặt ra.

Năm 2024 ghi dấu về sự quyết liệt trong các chính sách đầu tư, quan tâm tới giáo dục từ trung ương tới địa phương; rất nhiều địa phương đã ban hành chính sách đặc thù về học phí, về chính sách cho nhà giáo, về đầu tư cơ sở vật chất… để thúc đẩy phát triển GDĐT. Tôi mong rằng những quan tâm, những chính sách quyết liệt, hiệu quả này sẽ tiếp tục được thể hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tôi cũng mong rằng, sự đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của xã hội với ngành Giáo dục đã nhiều sẽ nhiều hơn nữa.

Nhân dịp năm mới, tôi gửi tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành Giáo dục lời chúc mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc. Chúc các em học sinh, sinh viên có một năm mới với nhiều niềm vui, sự tiến bộ và thành quả trong học tập".

Hồng Minh (tổng hợp)

tudonghoangaynay.vn
Tin bài khác
Chạy đua chuyển đổi số: Ngành khoa học đời sống đặt cược vào AI

Chạy đua chuyển đổi số: Ngành khoa học đời sống đặt cược vào AI

Trong bối cảnh ngành khoa học đời sống đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ nhu cầu thị trường, rủi ro an ninh mạng, yêu cầu tuân thủ khắt khe và tình trạng thiếu hụt nhân tài, trí tuệ nhân tạo (AI) và sản xuất thông minh đang trở thành giải pháp chiến lược giúp các doanh nghiệp thích ứng, phát triển.
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?

Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?

Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền phân hóa rõ nét hơn, trong khi nhiều nhóm cổ phiếu đã đối mặt với áp lực chốt lời. Trước phiên ngày 02/07, nhà đầu tư nên hạn chế đòn bẩy và tránh mua đuổi trong bối cảnh thị trường tiệm cận vùng nhạy cảm về tâm lý và kỹ thuật.
Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Dự thảo sửa đổi lần 2 về Luật Giáo dục đại học, do Bộ GDĐT vừa công bố, gồm 9 chương và dự kiến 54 điều. Dự thảo điều chỉnh, một số điều không phù hợp, trong đó có việc bỏ phân loại trường đại học định hướng nghiên cứu hay ứng dụng.
Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia: Chõ gốm của sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo và Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu trước rủi ro thị trường.
Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường mở đầu tháng 7 với trạng thái phân hóa rõ rệt và độ biến động gia tăng. VN Index tăng nhẹ nhưng hình thành cây nến Doji có bóng nến dài – dấu hiệu cho thấy lực cầu và áp lực chốt lời đang giằng co quyết liệt. Dòng tiền vẫn luân chuyển, tuy nhiên không còn lan tỏa đều mà tập trung vào một số nhóm ngành và mã cổ phiếu cụ thể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 2/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, ngành ngân hàng vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định và hệ thống thanh khoản tốt, là những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, khái niệm di chuyển thông minh không còn là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống đô thị hiện đại. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ di động và điện khí hóa đang tái định hình ngành công nghiệp cho thuê - từ ô tô, xe tay ga đến xe đạp và thiết bị giải trí ngoài trời.
Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại Hà Nội: Bảo đảm bộ máy mới vận hành thông suốt

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại Hà Nội: Bảo đảm bộ máy mới vận hành thông suốt

Sáng 1/7, Hà Nội chính thức bước vào ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại 126 xã, phường mới.
Quảng cáo
moxa