acecook

Thaco, Hòa Phát, Viettel sẵn sàng làm chủ công nghệ đường sắt

Hoạt động doanh nghiệp
26/03/2025 04:07
Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng.
aa

Mới đây, Bộ Xây dựng phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp Việt với chương trình phát triển công nghiệp đường sắt Việt Nam”.

Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu...
Hình ảnh tại buổi làm việc

Giai đoạn 2025 - 2035 là thập kỷ phát triển đường sắt

Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã làm chủ nhiều công nghệ trong 4 lĩnh vực giao thông gồm đường bộ, hàng không, hàng hải và đường thủy nội địa. Tuy nhiên, ngành đường sắt vẫn chậm phát triển do yêu cầu vốn đầu tư cao và cần đảm bảo chiều dài tuyến lớn để đạt hiệu quả. Vận tải đường sắt chỉ thực sự hiệu quả với cự ly từ 300km trở lên.

Năm 2022, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) đã tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 27 của Bộ Chính trị và tham mưu ban hành Kết luận 49, xác định giai đoạn 2025 - 2035 là thập kỷ phát triển đường sắt. Bộ đã trình Quốc hội 3 nghị quyết quan trọng về xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. HCM.

Theo kế hoạch, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 làm chủ khảo sát, thiết kế, thi công các tuyến đường sắt tốc độ dưới 160 km/h và đường sắt đô thị. Về tín hiệu, từ năm 2030, Việt Nam sẽ sản xuất phần mềm, làm chủ thiết bị điều khiển, hệ thống điện động lực và sản xuất đầu máy, toa xe trong nước.

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, nhu cầu sản phẩm công nghiệp đường sắt tập trung vào 4 nhóm chính gồm hạ tầng, đầu máy - toa xe, hệ thống tín hiệu và hệ thống điện sức kéo. Ngành đường sắt cần khoảng 28,7 triệu mét ray, 11.680 bộ ghi, 46 triệu thanh tà vẹt. Đến năm 2030, nhu cầu đầu máy khổ 1.000mm là 15 chiếc và 250 chiếc với khổ 1.435mm; đến 2045, con số này lần lượt là 150 và 2.000 chiếc. Toa xe khổ 1.000mm cần 26 chiếc vào năm 2030, tăng lên 160 chiếc vào năm 2045; toa xe khổ 1.435mm cần 1.760 chiếc vào năm 2030, tăng lên 10.144 chiếc vào năm 2045.

Hệ thống tín hiệu sẽ gồm đường sắt hiện hữu và điện khí hóa, trong khi hệ thống điện sức kéo dự kiến đầu tư 18 tuyến đường sắt điện khí hóa, sử dụng nguồn điện xoay chiều 1 pha 25kV.

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn lực

Tham luận tại hội nghị, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp, viễn thông, thép, công nghiệp ô tô như Viettel, Tập đoàn Hòa Phát, Thaco, Công ty Trung Chính… khẳng định sẵn sàng nguồn lực để tham gia thị trường công nghiệp đường sắt. Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể về thuế, ưu đãi vốn vay và chỉ định thầu.

Việt Nam làm chủ công nghiệp đường sắt: Hòa Phát sản xuất ray, Thaco lắp toa, Trung Chính đào hầm, Viettel triển khai tín hiệu...
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát tự tin khẳng định doanh nghiệp có thể làm chủ công nghệ sản xuất ray chất lượng cao. Hòa Phát đã đầu tư dự án sản xuất ray, dự kiến cuối năm 2027 sẽ ra mắt sản phẩm đầu tiên.

Ông Thắng kiến nghị Chính phủ đặt hàng doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra sản phẩm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các loại ray đường sắt, cho phép doanh nghiệp tham gia cùng bộ phận kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Liên quan đến sản xuất phương tiện đầu máy, toa xe, ông Phạm Trường Tùng, Giám đốc Cao cấp Kỹ thuật - Công nghệ CTCP Công nghiệp Thaco cho biết doanh nghiệp có thể tham gia sản xuất toa xe. Tuy nhiên, cần được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, chẳng hạn như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, cũng như áp dụng ưu đãi đầu tư đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Các doanh nghiệp như Viettel, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, FECON… cũng khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia dự án.

Trước các kiến nghị này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết sẽ tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, báo cáo cấp thẩm quyền để đưa ra chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia các dự án đường sắt hiện đại trong thời gian tới.

Ông Hồ Sỹ Hòa, Chủ tịch Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính cho biết các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu. Điều họ mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cần sớm trình Chính phủ, Quốc hội phương án về cơ chế lựa chọn nhà thầu để doanh nghiệp có cơ sở pháp lý, yên tâm đầu tư, chuẩn bị nguồn lực, công nghệ và thiết bị. Đồng thời, doanh nghiệp cần thời gian tìm hiểu, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, tránh bị động khi triển khai dự án.

Về phía doanh nghiệp mình, ông Hòa khẳng định nếu được giao các hạng mục cầu, hầm, Trung Chính sẽ “vào việc ngay, không mất thời gian”.

PGS.TS Nguyễn Chỉ Sáng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam nhấn mạnh cần xây dựng lộ trình phát triển công nghiệp đường sắt gắn với quy hoạch dài hạn, đảm bảo thực hiện nhất quán. Ông đề xuất xác định tiêu chuẩn kỹ thuật để mô-đun hóa sản phẩm, tạo nền tảng nội địa hóa; lựa chọn sản phẩm, dịch vụ chiến lược để nội địa hóa theo từng giai đoạn, đưa vào điều kiện tiên quyết trong đấu thầu; giao nhiệm vụ cho một số doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trong thiết kế, chế tạo thiết bị quan trọng, đồng thời áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với một số hạng mục công nghiệp đường sắt.

"Việt Nam cần tự chủ trong phát triển các dự án đường sắt dưới 200 km/h (liên vùng và metro), bao gồm tư vấn thiết kế, quản lý dự án, thi công hạ tầng, chế tạo đầu máy - toa xe, tích hợp hệ thống tín hiệu, điều khiển đoàn tàu, bảo dưỡng sửa chữa. Nhà thầu nước ngoài bắt buộc phải liên danh với doanh nghiệp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa" - ông Sáng nhấn mạnh.

tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Số hóa mạnh mẽ, LPBank ghi dấu ấn với lợi nhuận bán niên hơn 6.000 tỷ đồng

Số hóa mạnh mẽ, LPBank ghi dấu ấn với lợi nhuận bán niên hơn 6.000 tỷ đồng

Nửa đầu năm 2025, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank) đã bứt phá mạnh mẽ với kết quả kinh doanh khả quan, thể hiện qua hàng loạt chỉ số tài chính tăng trưởng và hiệu quả vận hành vượt trội.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/7/2025: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn xảy ra tranh chấp

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/7/2025: Tuổi Mùi cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn xảy ra tranh chấp

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 21/7: Áp lực bán gia tăng cuối phiên, thị trường đảo chiều

Thị trường chứng khoán ngày 21/7: Áp lực bán gia tăng cuối phiên, thị trường đảo chiều

Dù thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao và khối ngoại tiếp tục mua ròng, thị trường vẫn chịu áp lực điều chỉnh rõ rệt trong phiên 21/7. Nhóm cổ phiếu nhà Vin và bất động sản quay đầu giảm mạnh khiến VN Index mất hơn 12 điểm, cảnh báo khả năng thị trường đang bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn sau chuỗi tăng nóng.
Hướng nghiệp, tuyển sinh: Cơ hội để người trẻ nhìn lại mình

Hướng nghiệp, tuyển sinh: Cơ hội để người trẻ nhìn lại mình

Nhiều năm gần đây, những ngày hội như tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh, lựa chọn nguyện vọng đại học, cao đẳng, là dịp để học sinh, sinh viên trên toàn quốc - những người trẻ đại diện cho tương lai - có thêm cơ hội được trang bị kiến thức, định hướng tương lai, hay nói cách khác là họ có “cơ hội nhìn lại mình”.
Tối ưu thiết kế kỹ thuật: Sức mạnh hợp nhất giữa AI và con người

Tối ưu thiết kế kỹ thuật: Sức mạnh hợp nhất giữa AI và con người

Trong kỷ nguyên công nghệ đang chuyển mình mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm xa vời mà đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kỹ thuật. Mới đây, Mouser Electronics - nhà phân phối linh kiện điện tử toàn cầu đã phát hành phần mới nhất trong chuỗi nội dung Empowering Innovation Together (EIT), tập trung vào chủ đề: Làm thế nào để trí tuệ nhân tạo và chuyên môn con người hợp lực, chứ không đối đầu trong hành trình phát triển kỹ thuật.
VAA mở rộng hợp tác công nghệ tại Triển lãm APIE 2025

VAA mở rộng hợp tác công nghệ tại Triển lãm APIE 2025

Từ ngày 17-20/7, Hội Tự động hoá Việt Nam (VAA) đã tham gia Triển lãm Thiết bị Thông minh Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương 2025. Trong khuôn khổ sự kiện, VAA đã ký kết hợp tác với hai Hiệp hội của tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ, dịch vụ trong lĩnh vực robot.
Phát triển KHCN, chuyển đổi số: Thủ tướng yêu cầu rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Phát triển KHCN, chuyển đổi số: Thủ tướng yêu cầu rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo để sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.
Dòng chảy xanh từ những quốc gia biết tiết kiệm năng lượng

Dòng chảy xanh từ những quốc gia biết tiết kiệm năng lượng

Từ Nhật Bản, Singapore đến Trung Quốc và Thái Lan, nhiều quốc gia đã kiến tạo nên một hành vi xã hội mới: sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hành vi ấy không chỉ được nhấn mạnh bằng khẩu hiệu mà bằng chính cách sống, cách làm chính sách và cách thức giáo dục. Việt Nam có thể học hỏi được điều gì từ họ?
Từ nền tảng công nghệ đến hiệu quả tài chính: TPBank đang tăng tốc như thế nào?

Từ nền tảng công nghệ đến hiệu quả tài chính: TPBank đang tăng tốc như thế nào?

Trong bối cảnh ngành ngân hàng bước vào cuộc đua chuyển đổi số ngày càng quyết liệt, TPBank nổi lên như một điểm sáng với mô hình phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ sâu rộng và năng lực tài chính vững chắc. Không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ngân hàng "màu tím" còn đang khẳng định vị thế tiên phong trong hành trình số hóa toàn diện, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư trung và dài hạn.
Cách giảm thiểu các kết quả dương tính giả trong kiểm soát chất lượng sử dụng trí tuệ nhân tạo

Cách giảm thiểu các kết quả dương tính giả trong kiểm soát chất lượng sử dụng trí tuệ nhân tạo

Các kỹ sư, quản lý chất lượng, chuyên gia tự động hóa và những người điều hành trong ngành sản xuất đang tận dụng AI theo nhiều cách để nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, sự gia tăng các cảnh báo sai (dương tính giả) từ hệ thống AI đang trở thành rào cản lớn, làm lãng phí nguồn lực và ảnh hưởng đến niềm tin vào tự động hóa. Trước thách thức này, các nhà sản xuất đang tìm kiếm những chiến lược thiết thực nhằm giảm thiểu tình trạng cảnh báo sai và tối ưu hóa hiệu suất của AI trong môi trường sản xuất hiện đại.
Quảng cáo
moxa