acecook

TS. Cấn Văn Lực nêu cách phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc mạnh

Kinh tế - Doanh nghiệp
01/06/2025 08:42
Theo TS. Cấn Văn Lực, cần đặt hàng cho các doanh nghiệp tư nhân lớn thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Việc hỗ trợ cần dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp, chứ không chỉ căn cứ vào quy mô. Đây là cách để phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc mạnh, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
aa
Nghị quyết 68 truyền cảm hứng, mở đường cho doanh nghiệp bứt phá Sẽ cụ thể hóa hơn về tiếp cận đất đai, nguồn vốn cho doanh nghiệp tư nhân Bà Mai Kiều Liên: Cần một thời gian nhất định để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp
TS. Cấn Văn Lực nêu cách phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc mạnh
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.

Tại Tọa đàm với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân diễn ra sáng 31/5, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đã chia sẻ 7 vấn đề cũng là 7 đề xuất kiến nghị đến Chính phủ.

Thứ nhất, Nghị quyết số 138 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 198 của Quốc hội và mới nhất là Nghị quyết số 139 của Thủ tướng Chính phủ đều là những định hướng then chốt, cần được triển khai đồng bộ.

Thứ hai, cần sớm ban hành Nghị định về cơ chế hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, tiến tới việc áp dụng chính sách nộp thuế phù hợp cho khu vực này, tương xứng với vai trò và đóng góp thực tế. Bởi lẽ, khu vực hộ kinh doanh hiện đang chiếm khoảng 23,5% GDP của Việt Nam.

Thứ ba, cần đẩy nhanh việc sửa đổi một số luật quan trọng, bao gồm Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp và tiến tới luật hóa hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp - điều đang rất được cộng đồng doanh nghiệp mong đợi.

“Tôi được biết hiện nay một số địa phương đang thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp quận, huyện, dẫn đến nhiều hội, hiệp hội ở cấp quận, huyện gặp khó khăn trong hoạt động, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Rất mong Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo để các địa phương có hướng tháo gỡ phù hợp cho vấn đề này”, ông nói.

Giải pháp thứ tư, theo TS. Cấn Văn Lực, chúng ta cần triển khai hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực đất đai, khoa học - công nghệ, vốn, nguồn nhân lực, cũng như chuyển đổi theo hướng xanh và bền vững.

Theo đó, ông kiến nghị hai nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Một là, cần phát triển thị trường tài chính một cách cân bằng hơn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. “Rất mong Chính phủ tiếp tục thúc đẩy việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam ngay trong năm nay, đúng theo lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã đề ra. Đồng thời, cần sớm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, với cách làm và mô hình phù hợp, nhằm tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế”, ông nói.

Hai là, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở cấp Trung ương và khởi động lại 28 quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương. Bên cạnh đó, cần sớm thành lập quỹ hỗ trợ chuyển đổi xanh, trong đó có cơ chế hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Đồng thời, cho phép thúc đẩy mạnh mẽ hơn các quỹ đầu tư mạo hiểm, bởi vì đây mới là kênh vốn chính cho phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số, chứ không thể chỉ dựa vào nguồn tín dụng ngân hàng truyền thống trong các lĩnh vực này.

Cần đặt hàng cho các doanh nghiệp tư nhân lớn thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm quốc gia. Việc hỗ trợ cần dựa trên mức độ đóng góp thực tế của doanh nghiệp, chứ không chỉ căn cứ vào quy mô. Đây là cách để phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc mạnh, đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.

Thứ năm, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kết nối một cách thiết thực. Tại Diễn đàn ASEAN vừa qua, một trong bốn trụ cột hợp tác là "kết nối", vậy thì kết nối bằng cách nào? Do đó, ông đề nghị, chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ phương thức xúc tiến thương mại và đầu tư hiện nay, hướng tới mô hình xúc tiến có trọng tâm, chủ động, thực chất và hiệu quả.

Đồng thời, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, vừa để mở rộng không gian phát triển, vừa góp phần nâng tầm vị thế kinh tế đất nước trên trường quốc tế.

Liên quan đến nợ công, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, chúng ta đã có những chủ trương rất đúng đắn và cách tiếp cận rất hay. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khâu tổ chức thực hiện cần được cải thiện mạnh mẽ hơn để đảm bảo hiệu quả trên thực tế.

Thứ sáu, cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, thống kê và dữ liệu cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Hiện nay, các số liệu và chỉ tiêu vẫn còn thiếu thống nhất, thậm chí mâu thuẫn với nhau giữa các cơ quan. Điều này gây khó khăn lớn trong công tác điều hành, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế số, khi dữ liệu chính xác và đồng bộ là điều kiện tiên quyết.

Thứ bảy, hôm nay, tại diễn đàn này có sự hiện diện của rất nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh: Giải pháp quan trọng mà Nghị quyết 68-NQ/TW đề ra chính là xây dựng đội ngũ doanh nhân có năng lực, có văn hóa, tuân thủ pháp luật và hành xử theo chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Đây không chỉ là yêu cầu của thời đại, mà còn là đòi hỏi chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta đang đặt ra đối với cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Cam kết lộ trình cho một thế giới xanh

Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Cam kết lộ trình cho một thế giới xanh

Biến đối khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu và đang được xem là thách thức lớn nhất mà toàn thế giới phải đối mặt. Trung hòa carbon để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) là trọng tâm, mục tiêu chung của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đừng để mất cơ hội nghề nghiệp và hội nhập vì kém năng lực ngoại ngữ

Đừng để mất cơ hội nghề nghiệp và hội nhập vì kém năng lực ngoại ngữ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếng Anh không chỉ là một công cụ giao tiếp mà đã trở thành ngôn ngữ thứ hai thiết yếu trong môi trường học thuật, là tấm vé thông hành để thế hệ trẻ có thể nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp có giá trị và bước ra thế giới.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/7/2025: Tuổi Tuất tiến triển suôn sẻ, tuổi Ngọ bị kẻ xấu phá hoại

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/7/2025: Tuổi Tuất tiến triển suôn sẻ, tuổi Ngọ bị kẻ xấu phá hoại

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/7: Áp lực chốt lời giữa phiên không ngăn được VN Index áp sát mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 18/7: Áp lực chốt lời giữa phiên không ngăn được VN Index áp sát mốc 1.500 điểm

Mặc dù gặp phải áp lực chốt lời mạnh giữa phiên, VN Index vẫn kết thúc ngày 18/7 trong sắc xanh với mức tăng 0,49%, đạt 1.497,28 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức cao, đặc biệt là sự tích cực của nhóm bất động sản và chứng khoán, trong khi khối ngoại vẫn bán ròng trên một số cổ phiếu trụ cột.
[E-Magazine] ISO 50001: Chuẩn mực toàn cầu cho quản lý năng lượng thông minh

[E-Magazine] ISO 50001: Chuẩn mực toàn cầu cho quản lý năng lượng thông minh

Trong một thế giới đang bước vào thời kỳ hậu tăng trưởng, nơi mà hiệu quả và trách nhiệm môi trường trở thành thước đo năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp, quản lý năng lượng không còn là lựa chọn mang tính hình thức mà đã trở thành một đòi hỏi sống còn. ISO 50001 - một chuẩn mực quốc tế về hệ thống quản lý năng lượng bài bản, khoa học và có thể đo lường - đang đóng vai trò như một “cửa ngõ kỹ thuật” giúp các tổ chức kiểm soát tiêu hao năng lượng, tiết giảm chi phí và nâng cao hiệu quả môi trường.
Ngân hàng MSB huy động thành công hơn 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu

Ngân hàng MSB huy động thành công hơn 8.000 tỷ đồng từ trái phiếu

Ngân hàng MSB vừa chào bán thành công lô trái phiếu thứ 7 kể từ đầu năm 2025, nâng tổng giá trị phát hành trái phiếu hơn 8.000 tỷ đồng với kỳ hạn từ 3 đến 5 năm có lãi suất cao nhất 6,2%/năm.
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm

Hội nghị Trung ương 12 đã chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Đây là hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được tổ chức sớm gần 3 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Hòa Phát báo lãi "khủng", kiến tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thép

Hòa Phát báo lãi "khủng", kiến tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thép

Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hiệu quả kinh doanh ấn tượng trong quý II/2025, với doanh thu đạt trên 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lúc đạt xấp xỉ 4.300 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng ba năm qua.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3-8,5%, phấn đấu đạt 10% vào năm 2026

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3-8,5%, phấn đấu đạt 10% vào năm 2026

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá 2026-2030. Các địa phương đầu tàu như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Thái Nguyên cùng doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ nâng chỉ tiêu tăng trưởng.
Thiết kế mô phỏng bộ biến đổi đa mức MMC dựa trên mô hình toán học các linh kiện điện tử khi áp dụng thuật toán điều chế NLM

Thiết kế mô phỏng bộ biến đổi đa mức MMC dựa trên mô hình toán học các linh kiện điện tử khi áp dụng thuật toán điều chế NLM

Bài báo này trình bày việc thiết kế mô hình toán học cho mạch công suất và mạch điều khiển của bộ biến đổi đa mức MMC.
Quảng cáo
moxa