Vietcombank có hơn 20.000 tỷ đồng lợi nhuận, dư nợ cho vay khách hàng 1,37 triệu tỷ đồng Vietcombank trở thành cổ đông của loạt ngân hàng |
Tín dụng tăng mạnh, ưu tiên lĩnh vực sản xuất và dự án trọng điểm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Vietcombank đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực khi tín dụng toàn hệ thống đạt 1,6 triệu tỷ đồng, tăng 11,1% so với cuối năm 2024. Trong đó, tăng trưởng tín dụng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nếu không tính hơn 50.000 tỷ đồng dư nợ hỗ trợ VCB Neo, mức tăng thực đạt 7,5%. Đáng chú ý, chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát hiệu quả với tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%.
![]() |
Giám đốc Khối bán lẻ Vietcombank Đoàn Hồng Nhung giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN và các đại biểu tính năng đăng ký chữ ký số trên app VCB Digibank thông qua kết nối với “Cổng ký số tập trung từ xa VNeID” ra mắt cuối tháng 05/2025 |
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, Vietcombank đã chủ động thiết kế các gói giải pháp tài chính phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Tín dụng ngân hàng tiếp tục ưu tiên lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với tỷ trọng chiếm khoảng 35% tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, Vietcombank đóng vai trò chủ lực trong tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, làm đầu mối thu xếp tín dụng cho nhiều công trình lớn có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Đồng thời, ngân hàng cũng đẩy mạnh cho vay xuất khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp FDI và các đơn vị trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Nguồn vốn tín dụng xanh, tín dụng ESG cũng được ngân hàng tập trung phát triển.
|
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 16,5% và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, đa dạng hóa thị trường và chuỗi cung ứng.
Lãi suất “dễ thở”, công nghệ số giúp tiếp cận vốn thuận tiện hơn
Không chỉ mở rộng tín dụng, Vietcombank còn tích cực triển khai các chương trình vay ưu đãi với mặt bằng lãi suất nằm trong nhóm thấp nhất thị trường. Ngân hàng khẳng định tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm duy trì lãi suất cho vay thấp, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi và phát triển.
Đặc biệt, Vietcombank chủ động tham gia nhiều chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN như: cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP; cho vay lĩnh vực nông sản, thủy sản, lâm sản; cho vay 1 triệu ha lúa chất lượng cao; gói tín dụng ưu đãi 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số; và các sản phẩm tín dụng cho người trẻ mua nhà.
Cùng với chính sách tài chính linh hoạt, Vietcombank còn tiên phong trong chuyển đổi số, tối ưu hóa quy trình nội bộ và mở rộng các sản phẩm tài chính số. Ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng Big Data, AI, Gen AI, RPA, chatbot... nhằm tiết giảm chi phí, tạo dư địa giảm lãi suất và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, giải pháp giải ngân online cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức đã được thị trường đánh giá cao.
![]() |
Phó Tổng Giám đốc Vietcombank Phùng Nguyễn Hải Yến trình bày tham luận tại sự kiện "Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2025". |
Với chiến lược phát triển đồng bộ, hiện đại và lấy khách hàng làm trung tâm, Vietcombank đang từng bước khẳng định vai trò là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.