Hải Phòng tăng cường chuyển đổi số cho hoạt động cảng biển, Công nghiệp xanh và Du lịch |
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI) trong buổi Hội thảo “Công nghiệp xanh và xuất khẩu thông minh – hướng đến phát triển bền vững”.
Hội thảo do HAMI và Công ty Vinexad phối hợp tổ chức dưới sự chỉ đạo của Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương, trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 – Vietnam Expo 2025.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch HAMI: "Chuyển đổi xanh và số hóa là điều kiện tiên quyết của doanh nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình" (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Chính sách tăng thuế trong nước và lạm phát toàn cầu là thách thức lớn các doanh nghiệp công nghiệp
Phó Chủ tịch HAMI nhận định, nền kinh tế toàn cầu hiện đang đối mặt với nhiều biến động phức tạp, xuất phát từ cả chính sách kinh tế của các cường quốc và những xung đột địa chính trị. Tại Hoa Kỳ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã triển khai các chính sách thuế quan mới, áp dụng mức thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 3/4/2025.
"Động thái này đã gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các đối tác thương mại lớn, với nguy cơ dẫn đến các biện pháp trả đũa và làm gia tăng bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu”, ông Minh chia sẻ.
Bên cạnh đó, xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài đã gây hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Cụ thể, cuộc xung đột này khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.800 tỷ USD, với các tác động như lạm phát gia tăng, giá nhiên liệu và lương thực tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng và suy giảm hoạt động du lịch.
Những biến động này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự gia tăng rào cản thương mại, biến động giá cả và yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường đang đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược thích ứng linh hoạt và hiệu quả.
Cũng theo Phó Chủ tịch HAMI, trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu đang chịu tác động mạnh mẽ từ các biến động chính trị và kinh tế, việc chuyển đổi xanh và số hóa không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp sản xuất duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh.
![]() |
Sơ đồ 3 mũi công phá trọng yếu của doanh nghiệp, dưới góc nhìn của Chuyên gia kinh tế, TS. Bùi Thanh Minh |
Hướng đi bền vững cho doanh nghiệp công nghiệp
Dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế - TS. Bùi Thanh Minh đã phân tích những vấn đề then chốt như tác động của chính sách quốc tế tác động đến xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là sự gia tăng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường đến từ EU, Mỹ và Nhật Bản.
Do đó, doanh nghiệp Việt cần thích nghi và nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, đạt được các chứng chỉ quốc tế như ISO 14064-1, ISO 14067 để tránh nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đồng tình với những chia sẻ này, bà Phạm Thị Tình - đại diện VISA Logistics cho rằng, logistics xanh đang trở thành ưu tiên chiến lược, không chỉ để giảm phát thải mà còn để tối ưu chi phí vận hành, tăng khả năng truy xuất và bảo đảm tính minh bạch – một yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường tiêu chuẩn cao.
![]() |
Sự gia tăng tiêu chuẩn kỹ thuật và thích ứng môi trường là những tiêu chí cần thiết để doanh nghiệp Việt chinh phục được thị trường quốc tế (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
![]() |
Nhiều doanh nghiệp Việt hướng đến "sản xuất xanh", ứng dụng AI nâng tầm vị thế và hội nhập (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Còn theo ông Vũ Tùng Lâm, Cố vấn cấp cao Digiwin Software, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và số hóa trong sản xuất là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hướng tới hội nhập. Nếu ứng dụng tốt AI vào quy trình quản lý, sản xuất, có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm từ 8–15% chi phí logistics, nâng cao hiệu suất và gia tăng khả năng ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Ông Lâm cho hay, trong giai đoạn 2025 - 2030, các thị trường như Canada, EU, Đông Bắc Á sẽ là những điểm đến chiến lược cho hàng hóa “xanh” nhờ chính sách thuế ưu đãi.
Chính vì vậy, việc tiếp cận tín dụng xanh, ưu đãi đầu tư, và các chương trình tư vấn, đào tạo chuyên sâu sẽ trở thành lực đẩy quan trọng giúp doanh nghiệp Việt nâng tầm vị thế trên thị trường quốc tế.
Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự cùng chia sẻ kinh nghiệm, thông qua các chủ đề thảo luận như bối cảnh kinh tế, tiêu chuẩn Net Zero, ứng dụng AI trong sản xuất và các giải pháp đồng hành, từ đó giúp doanh nghiệp có thêm những gợi mở chiến lược và biến AI thành công cụ hiệu quả để chuyển mình chủ động, thông minh và bền vững.
![]() |
Triển lãm Expo 2025 là cơ hội kết nối, giao thương, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế (Ảnh: Nguyễn Hạnh) |
Được biết, đây là năm thứ tư liên tiếp HAMI đồng hành cùng Vietnam Expo bằng chuỗi hoạt động thiết thực, bao gồm hội thảo chuyên đề và khu gian hàng Công nghiệp hỗ trợ Supply Link. Sự kiện năm nay ghi nhận sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các đối tác chiến lược như VISA, VASI và InterLOG.
Cụ thể, Supply Link do Liên Minh VISA tổ chức tại Vietnam Expo 2025 đã thu hút hơn 30 phiên kết nối thực chất giữa các nhà cung ứng công nghệ, tạo tiền đề nội địa hóa chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt đang từng bước dịch chuyển lên chuỗi giá trị toàn cầu, nhu cầu nội địa hóa chuỗi cung ứng trở nên cấp thiết; khu vực kết nối chuyên biệt Supply Link Zone, được thiết kế và vận hành bởi Liên Minh VISA, phối hợp cùng Công ty Cổ phần Giao nhận Tiếp vận Quốc tế (InterLOG), đã tìm kiếm, kết nối chiều sâu và khả năng hợp tác thực tế của các doanh nghiệp.
Tại mô hình này, các doanh nghiệp được cung cấp thông tin minh bạch và đầy đủ về nhau, từ năng lực kỹ thuật đến lĩnh vực hoạt động. Bà Trần Thanh Hòa, Trưởng ban Kết nối Liên minh VISA cho biết, có 5 doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn cung trong nước, với các yêu cầu thực tế và đa dạng từ thiết bị công nghiệp, bao bì xuất khẩu cho đến giải pháp đóng gói và tự động hóa đã kết nối, hợp tác được với nhau thông qua mô hình này.