acecook

Yếu tố then chốt để phát triển bền vững là chuyển dịch năng lượng

Diễn đàn
28/06/2024 09:56
Chuyển dịch năng lượng đóng vai trò then chốt, mang tính quyết định trong cuộc chiến toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam về ngừng phát thải carbon vào năm 2050.
aa

Chuyển dịch năng lượng đóng vai trò then chốt, mang tính quyết định trong cuộc chiến toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam về ngừng phát thải carbon vào năm 2050.

yeu to then chot de phat trien ben vung la chuyen dich nang luong
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thanh Nga

Chiều 27/6, Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo – Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Công thương Hà Nội và Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ tổ chức Diễn đàn “Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam 2024” trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội 2024.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (Bộ KH&CN) cho biết, theo dự báo, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15%; nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8-10%/năm trong những năm tới. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tối ưu hóa về nguồn cung, các hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng hiện có, việc đầu tư, phát triển các giải pháp năng lượng mới cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.

Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp có tính xuyên suốt trong quá trình.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 là một bước ngoặt, định hướng tăng cường đầu tư và áp dụng các hình thức huy động nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cùng với đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ quan điểm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội. Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động để cụ thể hóa các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đặt mục tiêu ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Theo đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung sẽ đạt khoảng 30-39% vào năm 2030 và thậm chí là 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 xác định phát triển công nghệ năng lượng là một trong 10 định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ giai đoạn tới, trong đó “Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu,…”

Những nỗ lực này không chỉ hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

yeu to then chot de phat trien ben vung la chuyen dich nang luong
Các đại biểu tham gia trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: Thanh Nga

Vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dịch năng lượng

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nguồn năng lượng sạch, xanh và bền vững, Việt Nam cũng đang dần khẳng định vị thế, trách nhiệm của mình trong việc phát triển năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện còn tương đối hạn chế mặc dù tiềm năng rất lớn.

Nguyên nhân đến từ một số rào cản chính như: Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng chưa được khai thác tối ưu do chính sách, tài chính cũng như năng lực chuyên môn; khả năng nối lưới của các dự án năng lượng và tính ổn định của hệ thống chuyển tải điện cần được cải thiện; chi phí đầu tư cao hơn mức trung bình do giá công nghệ và dịch vụ còn cao,…

Bên cạnh đó, mặc dù công nghệ là yếu tố đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng, song trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hoá cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế.

Giải pháp nào để thành công trong chuyển dịch năng lượng

Chia sẻ về những giải pháp đưa thành phố Hà Nội hướng tới là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về chuyển dịch năng lượng, phát triển bền vững, ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Hà Nội cho biết: Trong thời gian qua Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ thuộc Bộ Công thương triển khai hiệu quả Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình Quốc gia về Quản lý nhu cầu điện và Kế hoạch Phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố với nhiều giải pháp đã được triển khai một cách đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.

Theo đó, năm 2024, toàn Thành phố phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% – 1,8% so với dự báo nhu cầu, trong đó tiết kiệm điện đạt 2,2% tổng điện năng tiêu thụ và 5% đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo tăng thêm khoảng 67MW từ điện rác (đưa tổ máy số 3 dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn và dự án nhà máy điện rác Seraphin vào vận hành), đưa tổng nguồn năng lượng từ xử lý rác của thành phố Hà Nội đạt khoảng 129,3MW; tăng thêm khoảng 30MW điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng.

Trong đó, khuyến khích phát triển mô hình điện mặt trời tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự dùng, giảm công suất phụ tải đỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các nhà xưởng của doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp, các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, Công an các phường, các trạm y tế, trường học,…; khuyến khích sử dụng các sản phẩm đèn chiếu sáng có sử dụng điện năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng.

Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng Ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ, để đạt được các yêu cầu về chuyển dịch năng lượng, trước mắt phải bảo đảm hệ thống điện vận hành một cách linh hoạt khi tỷ lệ năng lượng tái tạo hòa lưới điện tăng cao theo chỉ đạo của Chính phủ.

Do đó, ông Nguyên cho rằng, để chuyển dịch năng lượng thành công cần tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng công tác, giúp đưa ra dự báo về nhu cầu và nguồn cung cấp một cách chính xác. Ví dụ như trong lĩnh vực điện mặt trời áp mái, có thể mua dữ liệu vệ tinh để từ đó phân tích và có dự báo sát thực tế, giúp hệ thống điện vận hành linh hoạt, chủ động hơn.

Hà An – Hà Anh

Tin bài khác
Thị trường chứng khoán ngày 03/7: Phiên phân phối hay cú giành hàng chiến lược?

Thị trường chứng khoán ngày 03/7: Phiên phân phối hay cú giành hàng chiến lược?

Phiên ngày 3/7 khép lại với sắc đỏ nhẹ nhưng để lại nhiều dư âm về tính chất dòng tiền và tâm lý thị trường. VN Index giảm điểm giữa lúc thanh khoản bùng nổ, gợi mở khả năng về một phiên phân phối quy mô lớn. Tuy nhiên, việc khối ngoại mua ròng gần 2,3 nghìn tỷ đồng lại đặt ra nghi vấn liệu đây có phải là động thái giành hàng chiến lược giữa lúc áp lực chốt lời gia tăng.
Ra mắt hệ thống giám sát Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Ra mắt hệ thống giám sát Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức lễ ra mắt các nền tảng số nhằm giám sát và triển khai Nghị quyết 57. Việc đưa vào vận hành hệ thống giám sát trực tuyến có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến trong đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành trên nền tảng số, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và hiệu quả trong theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trên phạm vi toàn quốc.
Chính sách ưu đãi vượt trội cho dự án hợp tác công tư lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo

Chính sách ưu đãi vượt trội cho dự án hợp tác công tư lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo

Theo Nghị định số 180/2025/NĐ-CP ngày 1/7/2025, hợp tác công tư không chỉ được khuyến khích thực hiện theo các hình thức truyền thống quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mà còn được mở rộng áp dụng đối với tất cả các hình thức hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư phù hợp các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công, lãnh đạo công - quản trị tư.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch

6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch

Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn bởi xung đột địa chính trị diễn ra trên nhiều nơi, tác động tiêu cực chính sách thuế của Mỹ, giá dầu thô biến động mạnh và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Siêu máy chụp CT thứ 2 được đưa vào vận hành tại Việt Nam

Siêu máy chụp CT thứ 2 được đưa vào vận hành tại Việt Nam

Ngày 2/7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức vận hành “siêu máy chụp CT” thứ hai, với hơn 100.000 lát cắt hiện đại hàng đầu, phục vụ người dân “siêu đô thị” TP.HCM.
Lĩnh vực Cơ khí chế tạo công nghệ cao vô cùng quan trọng đối với Việt Nam

Lĩnh vực Cơ khí chế tạo công nghệ cao vô cùng quan trọng đối với Việt Nam

Diễn ra từ ngày 2 - 5/7/2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Triển lãm Quốc tế lần thứ 21 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo (MTA Vietnam 2025) đã thu hút doanh nghiệp đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là cơ hội để doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, kết nối cùng các nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, đồng thời cập nhật những đổi mới, sáng tạo tiên tiến trong ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo.
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm XTTN 2025, 12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 100/100

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm XTTN 2025, 12 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 100/100

Có 12 thí sinh đạt 100/100 điểm (SAT/A-Level đạt điểm tuyệt đối, IELTS đạt 8.0-8.5 điểm). Điểm thấp nhất năm nay là 55.03 điểm, điểm trung bình là 76.48 điểm.
Việt Nam nỗ lực hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững

Việt Nam nỗ lực hướng tới nền nông nghiệp xanh bền vững

Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp kỹ thuật, chính sách và chương trình hành động nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát thải thấp, thích ứng với điều kiện khí hậu và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Bộ GDĐT chính thức công bố đáp án bài thi tốt nghiệp THPT sau ngày 5/7

Bộ GDĐT chính thức công bố đáp án bài thi tốt nghiệp THPT sau ngày 5/7

Hiện trên một số trang mạng đang lan truyền đáp án của Bộ GDĐT các môn Văn, Toán, tiếng Anh tốt nghiệp THPT. Đây là hình thức lừa đảo, Bộ GDĐT khuyến cáo các bậc phụ huynh và học sinh không nên click vào các đường link và trang mạng, tránh rủi ro.
Bảo trì dự đoán và IIoT: Chìa khóa mở ra kỷ nguyên nhà máy thông minh

Bảo trì dự đoán và IIoT: Chìa khóa mở ra kỷ nguyên nhà máy thông minh

Ngành sản xuất toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số, trong đó bảo trì dự đoán (predictive maintenance) đóng vai trò then chốt. Không chỉ giúp giảm thiểu thời gian dừng máy, tăng năng suất, tối ưu hóa chi phí, bảo trì dự đoán. Với sự hỗ trợ của Internet Vạn vật Công nghiệp (IIoT) đang tái định nghĩa cách vận hành của nhà máy hiện đại.
Quảng cáo
moxa