Bước đầu thành công phong trào "Bình dân học vụ số"

Đào tạo
21/03/2025 18:49
Hưởng ứng Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, nhiều địa phương, trường học đã triển khai thành công phong trào "Bình dân học vụ số".
aa
Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cần tới 35% tổng nhu cầu nhân lực cả nước

Phát triển bình dân học vụ số toàn quốc

Ngày 18/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo, phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với trọng tâm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp nhân dân, kỳ vọng trở thành bước đột phá trong nâng cao nhận thức và kỹ năng số, nhất là cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa hoặc chưa có điều kiện tiếp cận công nghệ.

Cùng với đó, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng triển khai các giải pháp để đẩy mạnh tiếp thu công nghệ và lan tỏa tri thức số cho người dân trên toàn quốc, trong đó, “Bình dân học vụ số” được xác định là một nhiệm vụ cấp bách.

Hưởng ứng Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và hành động theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 25/02, thông tin từ Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho hay, Trung ương Hội triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên phạm vi toàn quốc, giai đoạn 2025 - 2027. Phong trào được phát động trong đoàn viên, thanh niên, nhằm phát huy tinh thần xung kích và đóng góp của tuổi trẻ Việt Nam trong quá trình tham gia hỗ trợ nâng cao năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân, đặc biệt người dân ở vùng nông thôn, người cao tuổi.

Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số, việc nâng cao năng lực quản trị thông minh tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà máy là nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời với khuyến nghị mọi công dân đều hiểu và sử dụng thành quả của AI, đảm bảo an ninh, an toàn, hạn chế mặt trái của trí tuệ nhân tạo, nhiệm vụ phổ cập công nghệ cho toàn dân là thiết yếu. Để phát triển trí tuệ nhân tạo và "phải thắng trí tuệ nhân tạo”, phong trào “Bình dân học vụ số” chính là chìa khóa vàng trong phổ cập công nghệ toàn dân.

Bước đầu thành công phong trào
Lớp học bình dân học vụ số diễn ra thành công với 596 sinh viên cùng tham gia lớp học, trong đó có 40 sinh viên học offline, 558 sinh viên học online (Ảnh: HUST)

Trên tinh thần đó, phong trào “bình dân học vụ số” hiện đang lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng của các địa phương, bộ ban ngành, đơn vị trường học trên toàn quốc.

Tại Thái Nguyên, từ cuối năm 2024 nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phát động chương trình “Bình dân học AI” với các nội dung theo 5 bậc trình độ, từ sử dụng AI để xử lý văn bản, viết báo cáo cho đến bậc cao nhất là phát triển mô hình kinh doanh sáng tạo. Hiện nay, phong trào "Bình dân học vụ số" tại Thái Nguyên đang ở giai đoạn 3. Tỉnh đang triển khai đồng loạt các lớp học AI tại cơ sở, áp dụng mô hình học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp, sử dụng phương pháp học ngắn hạn hiệu quả (micro-learning).

Ngày 14/03, Hải Phòng triển khai phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn toàn thành phố với những nội dung như: Ra mắt đội hình Bình dân học vụ số phường Cầu Tre (Quận Ngô Quyền), tuyên truyền hướng dẫn truy cập Internet, bảo mật thông tin cơ bản, tránh lừa đảo số; nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số.

Cũng trong tháng 3, tại Hà Nội, Trung ương Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam phối hợp cùng Microsoft Việt Nam tổ chức phát động phong trào “Bình dân học vụ số” trong thanh niên khuyết tật Việt Nam. Đội ngũ hỗ trợ “Bình dân học vụ số” quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, như: AI, Blockchain, An toàn và Bảo mật thông tin, sáng tạo nội dung số, bình luận viên, lập trình viên,… Những chuyên gia này sẽ trực tiếp đào tạo miễn phí cho thanh niên khuyết tật, giúp họ ứng dụng công nghệ vào lao động và cuộc sống.

Bước đầu thành công phong trào
PGS. Tạ Hải Tùng – Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội - giảng dạy trong "lớp học hybrid" (Ảnh: HUST)

Mới đây, “lớp học hybrid" tại Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra thành công, với 596 sinh viên cùng tham gia lớp học, trong đó có 40 sinh viên học offline, 558 sinh viên học online, giảng viên đứng lớp là PGS. Tạ Hải Tùng - Hiệu trưởng Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông.

Được biết, thay vì cần tối thiểu 8 giảng viên đứng lớp khi triển khai giảng dạy trực tiếp, hình thức “lớp học hybrid” - kết hợp trực tiếp và trực tuyến chỉ cần 1 giảng viên đảm nhiệm và 2 trợ giảng hỗ trợ, giúp tối ưu nguồn lực, phát huy triệt để vai trò của công nghệ số trong học tập.

Đào tạo nguồn lực để phát triển và chiến thắng AI

Tại Diễn đàn chính sách "Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới" tổ chức ngày 14/03, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặt vấn đề: Trong nỗ lực xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái về bán dẫn và AI của Việt Nam thì việc học tập suốt đời của mỗi cá nhân rất quan trọng.

Bước đầu thành công phong trào
Đoàn viên tình nguyện Đà Nẵng hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân về các lợi ích khi tận dụng công nghệ trong cuộc sống (Ảnh: CA TPĐN)

Để bảo đảm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chíp bán dẫn, AI, theo Thủ tướng Chính phủ, đây là thách thức lớn nhất nhưng Việt Nam đang tập trung thực hiện, có giải pháp đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng chất lượng hơn, tập trung thúc đẩy nghiên cứu cơ bản, đào tạo tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, phân luồng đào tạo hợp lý với tinh thần học tập suốt đời.

Thủ tướng đề nghị, các đối tác chuyển giao công nghệ cho Việt Nam ưu tiên tiếp nhận người Việt Nam vào làm việc, tham gia lãnh đạo, quản lý ở các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu thế giới; góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các trung tâm, cơ sở đào tạo tầm quốc tế trong các ngành mới nổi; đa dạng hóa các hình thức đào tạo phù hợp từng thời kỳ, giai đoạn, phát huy tối đa tinh thần học tập suốt đời của người dân.

Về nguồn lực, Chính phủ đã có chỉ thị về việc bố trí ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học phục vụ các công nghệ chiến lược, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 57-NQ/TW. Bảo đảm bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ và tiếp tục nâng tỉ lệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Có thể bố trí ngay tỉ lệ 5% GDP nếu thấy cần thiết và sử dụng được, tạo niềm tin cho các nhà khoa học, các doanh nghiệp, hoàn thành trong tháng 12/2025.

Chính phủ cũng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Tập đoàn công nghệ (VNPT, CMC, FPT, Viettel,…) xây dựng cơ chế đầu tư, triển khai tổng thể giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại một địa phương và nhân rộng toàn quốc, hoàn thành trong tháng 6/2025, trong đó có trích ngân sách phát triển “bình dân học vụ số” trên cả nước.

Triển khai thành công phong trào Bình dân học vụ số
Các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc các dân tộc thiểu số ở Lào Cai, trong ngày hội chuyển đổi số cho doanh nghiệp tỉnh Làm Cai

Cụ thể, giai đoạn 2025-2027, tổ chức Hội các cấp sẽ thành lập các đội hình “Bình dân học vụ số” với thành phần gồm cán bộ Hội, hội viên, thanh niên có kiến thức tốt về công nghệ làm nòng cốt, hoạt động theo hướng dẫn, điều phối chung của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng cấp.

Những nhiệm vụ của các đội hình gồm tuyên truyền, hỗ trợ phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin; tổ chức các khóa học trực tiếp, trực tuyến về kỹ năng số; hướng dẫn người dân sử dụng máy tính, thiết bị thông minh, mạng xã hội; hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến và tương tác với chính quyền qua nền tảng số và đáng chú ý là việc hướng dẫn người dân, hộ gia đình tham gia, nâng cao kỹ năng bán hàng trên các sàn thương mại điện tử uy tín; hướng dẫn bảo mật thông tin, tránh bị lừa đảo trực tuyến, nhận diện và phòng ngừa thông tin xấu, độc trên không gian số…

Việt Nam hiện có hơn 101 triệu người, trong đó lượng người sử dụng mạng internet và thiết bị thông minh ngày càng tăng nhanh, phong trào “Bình dân học vụ số” trong thanh niên cả nước sẽ nhanh chóng thúc đẩy, nâng cao kỹ năng số cho toàn dân, giảm thiểu sự phân hóa xã hội, bảo đảm quá trình chuyển đổi số quốc gia diễn ra hiệu quả và đồng bộ.

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát phương tiện bay không người lái, xe tự hành

Hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát phương tiện bay không người lái, xe tự hành

UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch về triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2024 của HĐND Thành phố quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung trên địa bàn.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tối ưu hóa quy trình quản lý chuỗi cung ứng, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, từ đó gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Samsung tổ chức ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025

Samsung tổ chức ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025

Ngày 12/4, tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh đã diễn ra Ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 với chủ đề “GENTECH – Dẫn lối đam mê công nghệ” nhằm lan tỏa tinh thần sáng tạo và đưa công nghệ đến gần hơn với thế hệ trẻ Việt Nam.
Công nghệ robot trong xây dựng

Công nghệ robot trong xây dựng

Theo dự đoán của Associated Builders and Contractors (ABC), trong năm 2025 ngành xây dựng sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hơn 400.000 công nhân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các dự án mới, sự thiếu hụt này đã kích thích sự chuyển đổi sang robot và tự động hóa, yêu cầu phải thiết kế lại các hoạt động xây dựng truyền thống để đảm bảo độ an toàn, chính xác, hiệu quả cho tổng thể ngành xây dựng.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: VietinBank “tung” giải pháp đột phá

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng. VietinBank “tung” giải pháp đột phá; TPBank báo lãi quý I hơn 2.100 tỷ đồng; Vietcombank dự kiến tăng vốn điều lệ lên gần 89.000 tỷ đồng...
Những ưu tiên chiến lược để Việt Nam kiên cường, cạnh trạnh hơn

Những ưu tiên chiến lược để Việt Nam kiên cường, cạnh trạnh hơn

Ngày 11/4/2025, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức ra mắt Sách Trắng 2025, ấn phẩm chủ lực của EuroCham, tổng hợp các khuyến nghị chính sách chuyên sâu đến từ 19 Tiểu ban ngành nghề.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 13/4/2025: Tuổi Tý túi tiền rủng rỉnh, tuổi Dậu rạn nứt tình cảm

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 13/4/2025: Tuổi Tý túi tiền rủng rỉnh, tuổi Dậu rạn nứt tình cảm

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 13/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng

Hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng

Bộ Công an đang đề xuất hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng thành Luật An ninh mạng năm 2025, dự kiến sẽ trình trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025).
PVFCCo cam kết mạnh mẽ đồng hành cùng nông nghiệp xanh - bền vững - hiệu quả

PVFCCo cam kết mạnh mẽ đồng hành cùng nông nghiệp xanh - bền vững - hiệu quả

Ông Phan Công Thành - Tổng Giám đốc PVFCCo chia sẻ: Việc hợp tác với Sumagrow không chỉ là bước tiến trong chiến lược kinh doanh của Phú Mỹ mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng xanh - bền vững - hiệu quả.
Điều gì xảy ra nếu nhà máy sử dụng sản phẩm công nghệ không rõ nguồn gốc?

Điều gì xảy ra nếu nhà máy sử dụng sản phẩm công nghệ không rõ nguồn gốc?

Hiện nay, tình trạng sản phẩm công nghiệp không rõ nguồn gốc đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Việc sử dụng các sản phẩm kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn và bảo trì.
siement
Quảng cáo
moxa