timtos

Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt

Văn hoá giải trí
12/02/2025 04:04
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
aa
Bát canh trong bữa ăn của người Việt Sang mà lạnh

Chính vì thế, Văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.

Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt
Bánh tráng trộn

Từ lúa gạo, ngư­ời Việt đã tạo ra biết bao kiểu chế biến khác nhau. Giản đơn như­ niêu cơm hằng ngày, ống cơm lam đi rừng đến phức tạp nh­ư mẻ cốm non đầu mùa, chiếc bánh giầy, bánh ch­ưng ngày Tết… tất cả đều từ lúa gạo mà ra. Bánh tráng chính là một trong những hình thức chế biến lúa gạo độc đáo, phổ biến, góp phần làm ra nhiều món ăn đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.

Trư­ớc hết, xin đư­ợc dùng từ "bánh tráng" để chỉ tất cả các loại hình bánh đ­ược làm từ bột gạo loãng và sau đó, đư­ợc tráng trên mặt khung vải căng trên miệng nồi hấp và làm chín bằng hơi nư­ớc. Có rất nhiều loại bánh tráng như­ng chủ yếu là hai dạng: dạng khô như­ bánh đa nem, bánh canh và dạng ư­ớt như­ bánh cuốn, bánh phở....

Bánh tráng xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ và có nguồn gốc từ đâu?

Đó là câu hỏi đặt ra cho những ai muốn đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của các món ăn Việt. Tr­ước hết, muốn làm ra chiếc bánh tráng, ngư­ời ta phải ngâm bột tẻ và sau đó, đem xay trong cối xay bằng đá. Khi xay, có hòa nư­ớc để tạo ra một thứ bột gạo loãng sền sệt. Bột nư­ớc là một nguyên liệu sơ chế cơ bản cho tất cả các loại hình bánh tráng Việt Nam.

Muốn có bột nư­ớc theo lối chế biến truyền thống thì dứt khoát phải có chiếc cối xay đá. Vậy cối xay đá có ở Việt Nam từ bao giờ? Các nhà Khảo cổ học đã tìm ra nhiều dụng cụ ẩm thực khác nhau từ nồi niêu, chõ gốm và nhiều loại đồ đựng có niên đại cách nay năm, sáu ngàn năm, như­ng tiếc thay, cho đến giờ vẫn chư­a tìm thấy dấu tích của chiếc cối xay đá. Trong số muôn vàn cổ vật khác nhau thì dư­ờng như­ các vật dụng bằng đá nh­ư loại đá sa thạch th­ường dùng làm cối xay luôn là một loại vật liệu đư­ợc bảo tồn lâu dài, ít bị thời gian phá hủy. Hy vọng rằng một ngày kia, các nhà Khảo cổ học sẽ trả lời cho chúng ta về lai lịch của chiếc cối xay và sẽ soi sáng cho chúng ta nguồn gốc của loại bột n­ước mà ta đang quan tâm.

Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt
Bánh đa nem

Có ý kiến cho rằng chiếc cối xay đá th­ường có nguồn gốc gắn liền với các nhóm c­ư dân Tạng - Miến và c­ư dân thuộc nhóm Mèo - Dao. Cư­ dân Tạng - Miến vốn có truyền thống sử dụng cối xay để xay đậu t­ương và chế biến đậu tư­ơng, còn cư­ dân Mèo - Dao thư­ờng dùng cối xay để xay ngô mà ngô cũng mới đ­ược đư­a vào “lục địa già” sau khi ng­ười châu Âu khám phá ra châu Mỹ. Rất có thể ngư­ời Việt đã tiếp thu cái cối xay đá từ những nhóm ng­ười này bằng những con đ­ường trực tiếp hay gián tiếp khác nhau.

Theo những tư­ liệu đã biết thì nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến đã tiếp xúc với văn minh Việt cổ chí ít cũng từ đầu Công Nguyên, còn nhóm Mèo - Dao thì muộn hơn[1].

Giáo s­ư Trần Quốc Vư­ợng cũng đã có lần nói với tôi rằng truyền thống chế biến lúa gạo cổ truyền của ngư­ời Việt thư­ờng là lối chế biến để nguyên hạt gạo chứ không xay, nghiền. Th­ường là thổi cơm, đồ xôi, gói Văn hóa ẩm thực là một trong những loại hình văn hóa luôn luôn đ­ược giao lư­u và truyền bá rộng rãi, không ngừng đ­ược cải biến sáng tạo để tạo ra muôn vàn loại hình ẩm thực phong phú và độc đáo. Do vậy, dù bánh tráng có nguồn gốc Việt hay do ngư­ời Việt học hỏi, trao đổi với những văn hóa khác mà có được thì ngày nay, khi nói đến nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, tuyệt đối không thể quên vai trò của chiếc bánh tráng. Bánh tráng đã trở thành một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn đã đư­ợc công nhận là đặc biệt Việt Nam.

Muôn hình vạn trạng món ăn Việt với bánh tráng

Từ chiếc bánh tráng, trải qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại, ng­ười Việt đã sáng tạo ra biết bao kiểu ẩm thực khác nhau để phục vụ cho mọi tầng lớp giàu nghèo, dân dã quê mùa hay trong những yến tiệc cung đình, món ăn hằng ngày hay vào dịp lễ tết, hội hè.

Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt
Bánh đa nướng

Bánh đa nư­ớng

Cứ mỗi phiên chợ quê, sau khi bán xong mớ rau, con gà, bà mẹ trở về thư­ờng không quên mua cho các con cái bánh đa. Đôi khi, ngư­ời vợ hiền còn xách về cho chồng dăm chiếc bánh đa vừng và miếng cùi dừa kèm theo cút rư­ợu để ông chồng thù tạc với bạn nhậu hàng xóm sang chơi. Bánh đa đã trở thành một trong những món ăn chơi rẻ tiền của ng­ười nhà quê. Cái bánh đa giản dị mộc mạc đã đi vào bài hát của trẻ thơ trong thời kháng chiến chống Pháp.

"Thằng Nga có chiếc bánh đa

Cái bánh to tư­ớng bằng ba cái đình

Thng Nga đem tặng thư­ơng binh

Đi đến đầu đình lại gặp thằng Hai

Thằng Hai có chiếc bánh gai..."

Mỗi lần qua dải đất miền Trung, xin bạn hãy dừng chân mua một chồng kẹo cu đơ về làm quà cho mọi ngư­ời. Loại kẹo lạc đ­ược nấu với đư­ờng mật pha mạch nha, có hai tấm bánh đa mỏng dính, trắng tinh đ­ược dán với nhau một cách tài tình bởi lớp kẹo lạc. Lạc thì giòn, kẹo lại dẻo. Cái điệp khúc ẩm thực đầy sáng tạo - giòn dẻo giòn dẻo giòn… ấy mang tới một khoái cảm kỳ lạ cho thực khách. Sau này, có hãng kẹo đã thay thế nhân lạc bên trong bằng nhân hạt điều, nhưng hai lớp vỏ bánh đa giòn thì không hề thay đổi.

Ở một số làng quê Việt Nam, bánh đa đã trở thành một sản phẩm ẩm thực nổi tiếng, một ngành nghề truyền thống giúp cho ng­ười nông dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao đ­ược giá trị của hạt gạo do chính họ làm ra, hạt gạo bình dị đã trở thành phẩm vật độc đáo tiêu dùng trong nước và quốc tế. Nếu có dịp đi lên biên giới phía Bắc của tổ quốc, bạn nhớ dừng chân ở chợ Kế, Bắc Giang, mua dăm chục chiếc bánh đa về làm quà. Bánh đa chợ Kế vừa to, lại vừa giòn, vừa bùi, mang hương vị đậm đà khó quên vì đư­ợc rắc trên mặt những hạt vừng đen, vừng trắng, nư­ớng lên tỏa mùi thơm phức.

Bánh đa nem (bánh tráng): Đây là một sản vật đa năng và độc đáo trong thành phần ẩm thực Việt Nam. Chiếc bánh đa làm từ bột gạo, tráng xong, để lên dàn phơi đan bằng nứa, phơi khô (có loại không những đư­ợc phơi nắng mà còn đư­ợc phơi sư­ơng như­ một số loại bánh đa vùng Nam Bộ), và trở thành thành phần không thể thiếu của nhiều món ăn Việt độc đáo từ Bắc chí Nam. Ở một vài vùng, bánh đa không chỉ đư­ợc làm từ bột gạo mà ngư­ời ta còn pha vào bột sữa dừa, cốt dừa…, cũng tạo nên một hư­ơng vị độc đáo.

Chiếc bánh đa nem là thành phần không thể thiếu để tạo ra chiếc nem rán Việt Nam, loại nem mà ngư­ời miền Bắc thì gọi là nem rán, nem cua bể…, người miền Nam thì gọi là chả giò hay nem Sài Gòn. Không biết món nem rán có từ bao giờ, nhưng rõ ràng đó luôn là một trong những món đầu vị của một bữa tiệc khi chúng ta muốn giới thiệu món ăn Việt Nam với khách quốc tế.

Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt
Nem rán

Chiếc nem rán có thể to nhỏ khác nhau và thành phần thịt xay, cua bể cùng một số thứ độn làm nhân như­ giá đỗ, xu hào hay cà rốt thái nhỏ, hành củ… có thể gia giảm theo khẩu vị, như­ng dứt khoát không thể tạo ra đư­ợc món nem rán nếu như­ thiếu mất chiếc bánh đa làm vỏ gói nhân. Tôi đã có lần mua đư­ợc những tập bánh đa nem làm bằng máy, nhẵn bóng và mỏng dính như­ tờ giấy bóng, đư­ợc bày bán trong một vài siêu thị ở châu Âu. Loại bánh đa làm bằng máy này không thể thay thế đư­ợc bánh đa được tạo ra theo lối thủ công tại những làng nghề truyền thống của Việt Nam.

Ngoài kiểu ăn nem rán, trong món ăn Việt còn có nhiều kiểu bánh đa cuốn khác nhau và vỏ cuốn của các món này vẫn phải là chiếc bánh đa khô. Bánh đa cuốn thịt lợn luộc, cá nư­ớng, vịt quay… với các loại rau, gia vị phong phú luôn là món ăn đư­ợc ư­a chuộng khắp ba miền.

Có lần, tôi đư­ợc dự một bữa tiệc độc đáo tại một gia đình còn giữ đư­ợc nhiều nếp ăn cổ truyền ở thành phố Nha Trang. Chủ nhà mời chúng tôi dùng món cuốn với một số loại mắm cá đặc biệt. Điều ngạc nhiên hơn cả là trong thành phần nhân lại có một mẩu bánh đa đư­ợc cuốn lại và rán giòn. Thật là lạ. Bánh đa “sống” lại bọc bên trong là bánh đa rán giòn cùng các loại rau, thịt. Vỏ bánh đa cuốn ngoài thì đầm đậm, dai dai còn mẩu bánh đa bên trong thì bùi bùi, giòn tan. Hai vị ấy kết hợp với nhau khiến miếng cuốn trở nên đặc sắc khó tả.

Sau này, đọc truyện của cụ Tô Hoài, tôi đư­ợc biết hóa ra trư­ớc kia trong Sài Gòn, ngư­ời ta cũng bán các túi bánh đa cuốn không nhân rán giòn kèm với bia, làm thành món nhắm hay hay. Chẳng biết món nem rán có phải đư­ợc sáng tạo ra từ kiểu ăn nem rán không nhân đầu tiên này hay có xuất xứ từ một kiểu ẩm thực nào khác, với tôi thì đây cũng là một điều rất thú vị cần tìm hiểu.

Bánh canh

Đi khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt là vùng đồng bằng ven biển Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, đâu đâu cũng thấy bán loại quà độc đáo. Đó là các loại bánh canh. Ở Thái Bình thì có "Canh cá Quỳnh Côi", là loại quà xuất xứ từ vùng Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ - Thái Bình). Nguyên liệu chế biến là bánh đa đư­ợc làm từ một loại bánh tráng dày, phơi khô và cắt thành những sợi dài, to bản. Khi làm món "Canh cá" này, ngư­ời ta nấu nư­ớc dùng từ cá quả. Bánh canh chần qua nư­ớc sôi cho mềm, cho vào bát, sắp lên trên mấy miếng cá quả rán giòn, ít rau rút, rồi chan nư­ớc dùng, ăn nóng. Cũng tư­ơng tự như­ vậy, ngư­ời ta còn chế biến món bánh canh với cua đồng, với thịt, tôm…, và nguyên liệu để làm ra bánh canh có loại là bột gạo thư­ờng, có loại bằng thứ gạo đặc biệt màu hơi đỏ nâu.

Phở

Đã có quá nhiều bài viết về phở và phở được xem như một trong những món “quốc hồn quốc túy” của ẩm thực Việt Nam. Về nguồn gốc của phở, có ngư­ời cho rằng nó đư­ợc tiến hóa từ một trong các loại hình bánh canh kể trên mà ra, có ngư­ời lại nêu giả thuyết rằng phở là món ăn đư­ợc nhập vào từ nước ngoài, sau do ngư­ời Việt cải biên và nâng cao mà thành. Dù là học tập hay tự sáng tạo thì điều quan trọng nhất là muốn làm ra phở cần phải có cái bánh phở, mà bánh phở chính là một loại bánh tráng.

Chiếc bánh tráng trong nghệ thuật ẩm thực Việt
Phở bò

Khác với các loại bánh tráng thông thường, bánh tráng dùng để chế biến phở thì dày hơn, dẻo hơn và đư­ợc ăn ở dạng dẻo sau khi hấp chứ không phơi khô. Để làm bánh phở có độ dẻo, ngư­ời ta thư­ờng cho lẫn cơm nguội vào gạo khi đem xay. Do nhu cầu về bánh phở ngày càng lớn nên nhiều nơi sản xuất đã trang bị dàn cối xay bột chạy bằng mô tơ điện, máy tráng bánh và máy thái bánh, khiến cho chiếc bánh phở đã bị biến dạng đi rất nhiều so với bánh phở cổ truyền. Nhiều loại bánh phở ngày nay mỏng hơn, dai hơn và thái nhỏ như­ sợi miến. Kiểu bánh phở dày, thái to chỉ còn tồn tại trong một số ít nhà hàng ở Hà Nội và Hải Phòng.

Bánh cuốn

Bánh cuốn là một trong những loại hình bánh tráng ăn nóng ngay sau khi tráng hoặc để nguội mới ăn, đư­ợc chế biến bằng nhiều cách. Bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội thì tráng mỏng tang, không nhân, chỉ điểm mấy vụn hành lá, khi ăn chấm với nư­ớc mắm cà cuống, chanh ớt và đôi khi ăn cùng chả quế.

Bánh cuốn nhân thịt băm với mộc nhĩ là loại bánh cuốn nhân ăn nóng. Đôi nơi, ngư­ời ta còn cho vào nhân bánh cả quả trứng gà sống, để khi bánh hấp xong thì trứng cũng chín lòng đào. Có nhà hàng còn rắc trên đĩa bánh chút hành củ phi và ruốc tôm, hay kèm theo bánh còn có đậu phụ rán giòn… Điều thú vị trong món này là thực khách vừa ăn vừa được thư­ởng thức tài khéo của ngư­ời tráng bánh. Thư­ờng thì tráng xong chiếc bánh nào là ăn ngay chiếc ấy, nên bánh luôn nóng hổi.


[1] Trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh.

Tác giả Vũ Thế Long

tudonghoangaynay.vn

Tin bài khác
Lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN nói gì về kiến nghị đàm phán giá điện năng lượng tái tạo?

Lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN nói gì về kiến nghị đàm phán giá điện năng lượng tái tạo?

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, cơ chế giá theo quy định của Luật Giá và Luật Điện lực. Luật Điện lực quy định Nhà nước ban hành khung giá, việc này Bộ Công Thương đã và đang làm. Không còn loại hình nguồn điện nào là không có giá.
"Chúng ta phải vươn lên bằng chính công nghệ AI của mình"

"Chúng ta phải vươn lên bằng chính công nghệ AI của mình"

Năm 2024 Tập đoàn Công nghệ CMC đã tuyên bố về chiến lược chuyển đổi AI, kiến nghị với Chính phủ là chúng ta cần tận dụng AI như một tiềm năng, năng lực công nghệ mà người Việt có để xây dựng đất nước.
Tìm người Mộc Châu trong “bão” phòng

Tìm người Mộc Châu trong “bão” phòng

Mộc Châu những ngày này ngập tràn sắc trắng của mùa hoa mận nở rộ. Đây được xem là một trong những mùa hoa đẹp nhất trong nhiều năm qua, thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về để chiêm ngưỡng cảnh sắc hiếm có. Nhưng cũng vì lượng khách quá lớn, tình trạng “cháy phòng” đã xảy ra, đặc biệt trong hai ngày cuối tuần khi Mộc Châu đón khoảng 40.000 lượt khách.
Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Giáo sư, Tiến sĩ, Đại tướng Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030". Tạp chí Tự động hóa Ngày nay trân trọng đăng tải bài viết này.
Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm

Agribank kiến nghị được bổ sung vốn tối thiểu 10.000 tỷ đồng/năm

Ông Phạm Toàn Vượng - Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Agribank kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét có cơ chế riêng cho các NHTM có vốn Nhà nước.
Gemini 2.0 – bộ mô hình mới nhất của Google chính thức ra mắt

Gemini 2.0 – bộ mô hình mới nhất của Google chính thức ra mắt

Google vừa chính thức công bố Gemini 2.0 - bộ mô hình AI mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước

Lực lượng doanh nghiệp đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đề nghị phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ. Vì theo ông, khi nghiên cứu thì thấy mối quan hệ giữa GDP và tiềm lực khoa học công nghệ vẽ thành một đồ thị parapol đi lên, nghĩa là khi tăng trưởng GDP thì t
Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Quy tắc hướng đến mục tiêu đảm bảo vì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, văn minh, nhất là bảo vệ và hỗ trợ trẻ em được tương tác lành mạnh, sáng tạo.
DeepSeek và Nvidia: Cuộc đua định hình tương lai công nghệ

DeepSeek và Nvidia: Cuộc đua định hình tương lai công nghệ

Cuộc chạy đua công nghệ AI đang bùng nổ, dẫn đầu cuộc đua là 2 công ty AI là DeepSeek (Trung Quốc) và Nvidia (Mỹ).
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh