Công nghệ tiên tiến của Nhật Bản có thể điều khiển robot cắt cỏ và thu hoạch các lá chè với độ chính xác cao.
Ngành công nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động trẻ, các doanh nghiệp đang phát triển nhiều thiết bị tự động để lấp đầy khoảng trống về nguồn nhân lực trẻ và giảm bớt gánh nặng cho những người nông dân lớn tuổi.
• Ứng dụng thiết bị bay tự lái nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp
• Robot dùng điện để diệt cỏ tận gốc thay vì hóa chất
Công ty chuyên sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp Orec, có trụ sở chính tại tỉnh Fukuoka, đã tạo ra một loại máy cắt có tự động cho các vườn cây ăn trái với sự hợp tác đến từ NEC và Đại học Kyushu. Người dùng có thể điều khiển máy từ xa dọc theo các cạnh của khu vực cỏ cần cắt, máy sẽ tự ghi nhớ khoảng diện tích cỏ và hoạt động theo đúng yêu cầu của người điều khiển.
Đối với những máy nông nghiệp tự lái có thể hoạt động trên những cánh đồng rộng rãi, thì ở khu vực vườn trái cây, với nhiều chướng ngại vật và địa hình phức tạp, máy vẫn hoạt động và cắt theo đúng yêu cầu. Chứng tỏ khả năng tự động hóa của robot có nhiều tiến bộ và có thể thay cho con người làm những công việc vất vả này.
Ryo Kurazume, giáo sư tại Đại học Kyushu, người đã phát triển hệ thống này, cho biết: “Chúng tôi muốn giúp những người lớn tuổi tiếp tục làm nông nghiệp bằng cách tiết kiệm sức lao động.”
Máy cắt cỏ Orec sử dụng hệ thống vệ tinh Michibiki – vệ tinh đầu tiên nằm trong kế hoạch 3 vệ tinh của Nhật, dự kiến sẽ cung cấp tín hiệu GPS trên toàn quần đảo Nhật Bản. Máy có thể định vị chính xác vị trí của nó trong phạm vi vài cm, và được trang bị các cảm biến để có thể giúp máy tránh các chướng ngại vật như người hoặc cây. Các lốp xe của máy có thể xử lý được các va chạm nhỏ nhất trên mặt đất, cũng như di chuyển trên độ dốc lên đến 30 độ.
Máy sẽ chính thức được mở bán vào năm 2023, sau khi hoàn thành các thử nghiệm để đảm bảo máy cắt cỏ có thể hoạt động ngay trong thời tiết mưa gió hoặc các cành cây gây nhiễu tín hiệu.
Công ty Matsumoto Kiko có trụ sợ tại trung tâm trồng chè của tỉnh Kagoshima, đã phát triển một loại máy thu hoạch chè tự động. Công nghệ này tận dụng lợi thế phát triển của mạng không dây 5G của địa phương được trường Đại học Kagoshima và các trường khác lắp đặt trạm thu phát vào năm 2021. Máy gặt sử dụng các cảm biến để xác định vị trí của từng hàng cây và sau khi thu hoạch xong một hàng, nó có thể tự động quay đầu và chuyển sang hàng kế tiếp.
Trong khi các máy gặt cơ khí hiện tại vẫn yêu cầu con người theo dõi và điều khiển, thì robot mới có thể giám sát ở nơi cách xa với 2km thông qua 5G. Nếu xuất hiện một chướng ngại vật khác cản đường, hệ thống AI có thể phát hiện và gửi cảnh báo đến người điều khiển.
Takeshi Sueyoshi, trợ lý giáo sư tại Đại học Kagoshima chia sẻ rằng: “Thật bất ngờ khi chứng kiến được sự giám sát từ xa của các robot không người lái trong ngành nông nghiệp trong nước. Mọi thứ điều có thể khả thi nhờ sự giúp sức của 5G.”
Trong một thí nghiệm khác, máy bay không người lái đã được sử dụng để kiểm tra trực quan sự phát triển của cây chè. Mạng 5G có thể gửi dữ liệu hình ảnh đến máy tính nhanh chóng với nửa thời gian so với tốc độ 4G. Thông thường người nông dân sẽ phải đi bộ qua các cánh đồng chè rộng lớn và phải kiểm tra sự phát triển của cây chè bằng mắt thường. Máy bay không người lái được dự kiến sẽ cắt giảm thời gian và nhân công.
Sueyoshi cũng cho biết thêm: “Ở Kyushu thiếu công nhân trẻ làm nông nghiệp nghiêm trọng. Và các doanh nghiệp cũng như các trường Đại học cần có sự hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương để phát triển hệ sinh thái công nghệ và 5G.”
Bích Ngọc