trien-lam-quoc-te

Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm

Nông nghiệp công nghệ cao
22/12/2023 10:35
Hiện nay, ESG đang dần trở thành một trong những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp, ba khía cạnh “môi trường - xã hội - quản trị” của ESG là trọng tâm của đầu tư bền vững và ESG được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực.
aa

Với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm tiếp cận với xu hướng xanh hóa thông qua việc cải thiện chỉ số ESG trong quá trình sản xuất, ngày 20/12/2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA) đã tổ chức Hội thảo “ESG – Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm”.

Hiện nay, ESG đang dần trở thành một trong những thước đo tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp, ba khía cạnh “môi trường – xã hội – quản trị” của ESG là trọng tâm của đầu tư bền vững và ESG được xem là chìa khóa phát triển mạnh mẽ và dài hạn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn ESG này còn khá mới với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Năng lượng xanh, sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là yếu tố quan trọng trong việc tăng chỉ số ESG để giúp doanh nghiệp phát triển tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu. Trên thế giới, áp dụng ESG đang là xu hướng của các doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng.

Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội Lương thực, Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm đã và đang tiếp tục nỗ lực trong việc giảm thải khí carbon và rác thải, sử dụng nguồn đầu vào có trách nhiệm xã hội, nhằm đáp ứng các tiêu chí ESG đang ngày càng trở nên quan trọng trong mắt nhà đầu tư và người tiêu dùng, khi họ sẽ nhìn vào chỉ số và báo cáo ESG để thể hiện thái độ và có những quyết định về hành vi đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thành viên của Hội chúng tôi đã và đang áp dụng thành công ESG, điển hình như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk, Công ty Cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa, Công ty Cổ phần thực phẩm Cholimex, Bibica”.

tieu chuan xanh cho nganh luong thuc thuc pham

tieu chuan xanh cho nganh luong thuc thuc pham
Các chuyên gia, diễn giả chia sẻ vai trò của ESG trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp tại Hội thảo. Ảnh: Đạm Lê Quang.

Không nằm ngoài xu hướng áp dụng ESG của các doanh nghiệp trên toàn cầu, những mục tiêu nhằm tăng cường sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần được cụ thể hóa. Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi trong tư duy quản trị về phát triển bền vững và đưa ESG vào trong chiến lược kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như ngành hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống từng bước thực hiện phát triển bền vững như sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, quan tâm đến phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và đặc biệt tập trung vào sản suất sản phẩm xanh và sản phẩm được gắn nhãn xanh bởi tổ chức uy tín trong nước. Trong đó, sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng 4 tiêu chí gồm: Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường, sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay thế sản phẩm độc hại, sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng (ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì và sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ). Tuy nhiên việc phát triển ESG của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Phú Lữ – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) chia sẻ: “Thành phố luôn nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường hoạt động xuất khẩu, phục hồi kinh tế và thúc đẩy phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực trọng điểm trong giai đoạn 2022 – 2026 bao gồm cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su, cùng đồng hành cùng doanh nghiệp để tìm ra giải pháp vượt qua khó khăn, cùng phát triển. Đồng thời, Hội thảo đã trao đổi, triển khai các nội dung hữu ích đến các doanh nghiệp về xu thế ESG toàn cầu cũng như mức độ ảnh hưởng và chiến lược chính cho ngành thực phẩm thực hiện ESG; công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và xuất báo cáo; giải pháp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và quản lý chuỗi cung ứng một cách bền vững thông qua các chứng chỉ Carbon, ESG; bao bì thực phẩm xanh, thân thiện với môi trường”.

Qua Hội thảo “ESG – Tiêu chuẩn xanh cho ngành lương thực, thực phẩm” ITPC mong muốn các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều thông tin bổ ích đồng thời giải đáp được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong việc triển khai ESG vào hoạt động sản xuất xuất, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới trong thời gian tới.

Đạm Lê Quang

Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 30/3/2025: Tuổi Mùi hao tài,  tuổi Dậu gặp quý nhân

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 30/3/2025: Tuổi Mùi hao tài, tuổi Dậu gặp quý nhân

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 30/3/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện

Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện

Ngày 28/03/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động Truyền thông và Tổ chức sự kiện.
Việt Nam đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tại diễn đàn đa phương của UNESCO, Việt Nam khẳng định cam kết và vai trò tích cực trong thúc đẩy S.T.I.D (Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số) vì phát triển bền vững.
Sắp diễn ra hội thảo Vai trò của AI và Smart factory trong tự động hóa sản xuất thời đại 4.0

Sắp diễn ra hội thảo Vai trò của AI và Smart factory trong tự động hóa sản xuất thời đại 4.0

Trong khuôn khổ triển lãm MANUFACTURING BINH DUONG 2025, ngày 16/4 tới đây, Hội Tự động hóa TP. Hồ Chí Minh (HauA) sẽ phối hợp cùng Infoma Markets tổ chức hội thảo “Vai trò của AI và Smart factory trong tự động hóa sản xuất thời đại 4.0”.
Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ sắp phân hiệu 2 ở Hà Nam

Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ sắp phân hiệu 2 ở Hà Nam

GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng phân hiệu 2 của đại học đi vào hoạt động sẽ là cơ hội để thầy và trò có môi trường tốt để học tập và nghiên cứu.
5 năm tới robot hình người sẽ được dùng phổ biến trong sản xuất?

5 năm tới robot hình người sẽ được dùng phổ biến trong sản xuất?

Giám đốc điều hành Jensen Huang của Nvidia (NVDA.O) tin rằng robot hình người sẽ chỉ mất chưa đến 5 năm nữa để được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất.
Điều khiển thích nghi bền vững cho một lớp phi tuyến affine bất định

Điều khiển thích nghi bền vững cho một lớp phi tuyến affine bất định

Bài báo trình bày một phương pháp tổng hợp bộ điều khiển cho một lớp phi tuyến affine bất định dựa trên kỹ thuật điều khiển thích nghi và điều khiển bền vững.
EVN bảo đảm nguồn cung điện phục vụ kinh tế tăng trưởng bứt phá năm 2025

EVN bảo đảm nguồn cung điện phục vụ kinh tế tăng trưởng bứt phá năm 2025

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tổ chức phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo đảm bảo cung ứng điện năm 2025 vào chiều ngày 27/3/2025. Cuộc họp được tiến hành theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, liên kết với 22 điểm cầu tại các tổng công ty, nhà máy điện cùng các đơn vị trực thuộc EVN.
Khoa học công nghệ và chuyển đổi số giúp ngành Nông nghiệp phát triển vượt bậc

Khoa học công nghệ và chuyển đổi số giúp ngành Nông nghiệp phát triển vượt bậc

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, yêu cầu từ thị trường quốc tế và nhu cầu phát triển bền vững, khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số đã trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm Trưởng BCĐ xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm Trưởng BCĐ xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 674/QĐ-TTg ngày 28/3/2025 kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Quảng cáo
moxa