Giảng viên Lê Thị Thanh Tâm đang trình bày và hướng dẫn giáo viên sử dụng các công cụ có liên quan để khai thác nguồn liệu từ công cụ trí tuệ nhân tạo. |
Buổi tập huấn do Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM tổ chức. Được biết, đây là khóa tập huấn thứ 4 được tổ chức tính từ đầu năm cho đến nay, trong đó có 2 khoá được triển khai trên địa bàn TP.HCM. Khóa 1 được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, và khóa 2 kết hợp cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp với sự tham gia của gần 100 học viên là đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế đang công tác tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM
Thông qua buổi tập huấn, đội ngũ giáo viên tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh đã được các giảng viên, chuyên gia trực tiếp hướng dẫn cách thức khai thác các công cụ trí tuệ nhân tạo để tra cứu thông tin, tổ chức nội dung phục vụ giảng dạy, đặc biệt là những chuyên đề, lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, tương tác cao giữa giáo viên - học sinh.
Thạc sỹ Hoàng Đình Thái, chủ biên chương trình, đồng thời là giảng viên của khóa tập huấn cho biết: chương trình gồm 2 chuyên đề, với 43 tiết, trong đó 35 tiết lên lớp (10: lý thuyết, 23: thực hành, 2: kiểm tra), 10 tiết tự nghiên cứu.
Giảng viên Lê Thị Thanh Tâm, thành viên biên soạn chương trình, cho biết có rất nhiều chương trình đào tạo về AI nhưng vấn đề về pháp lý và đạo đức khi sử dụng và tạo ra sản phẩm từ AI thì ít được nhắc đến, vì thế chuyên đề nói về pháp lý và đạo đức trong sử dụng AI là một nội dung mới của chương trình.
Theo kế hoạch, trong tháng 11 sắp tới, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP.HCM sẽ tổ chức khóa khóa 3 với hình thức đào tạo trực tuyến với đối tượng tham dự là cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non, phổ thông, chuyên biệt và các cơ sở giáo dục khác; gảng viên các trường đại học, cao đẳng cũng như các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu.
Văn Tám