acecook

Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ

Diễn đàn
28/05/2025 19:41
Làm chủ công nghệ là yếu tố sống còn để doanh nghiệp Việt phát triển đột phá trong kỷ nguyên số. Tại hội thảo do VINASA tổ chức ngày 27/5, các chuyên gia đã chỉ rõ loạt “nút thắt” cần tháo gỡ từ chính sách, dữ liệu đến đào tạo nhân lực.
aa
Cơ hội vàng để doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số Xây dựng Chương trình Chính phủ số, hướng tới Chính phủ thông minh vào năm 2030 Từ phòng thí nghiệm đến nhà máy: Đưa công nghệ lõi 4.0 vào sản xuất cơ khí Việt Nam

Ngày 27/5/2025, Hội thảo “Gỡ nút thắt - Tạo động lực để làm chủ công nghệ và phát triển đột phá” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2025 (Vietnam - Asia DX Summit 2025) với chủ đề “Làm chủ công nghệ - Đột phá, Vươn mình”. Sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp và viện nghiên cứu đầu ngành.

Chính sách tạo nền tảng cho sự bứt phá công nghệ

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Nghị quyết 57-NQ/TW đã xác định khoa học - công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược trọng tâm để thúc đẩy sự phát triển bứt phá của đất nước. Đồng thời, các chương trình hành động theo Nghị quyết 03-NQ/CP và các điều chỉnh của Nghị quyết 71-NQ/CP cũng nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách về KH&CN, đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ đầu tiên trong 7 nhiệm vụ cần triển khai.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh: “Nghị quyết 57-NQ/TW thể hiện sự quyết liệt chưa từng có của Đảng và Nhà nước đối với KH&CN. Bên cạnh đó, Nghị quyết 68-NQ/TW khẳng định vai trò tiên phong của khu vực tư nhân trong đổi mới sáng tạo.”

Gỡ “nút thắt” công nghệ - Mở đường cho doanh nghiệp bứt phá cho doanh nghiệp Việt
TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh vai trò của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW trong hoàn thiện thể chế cho chuyển đổi số. Ảnh: Phong Nguyễn

Ông cũng chỉ rõ, cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ tư duy chi ngân sách truyền thống sang cách làm linh hoạt, chấp nhận rủi ro theo cơ chế thị trường, đồng thời chú trọng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, chính sách phải bao gồm cả “bên cầu” - tức tạo động lực từ phía người tiêu dùng và thị trường để kéo bên cung (doanh nghiệp) cùng phát triển.

Doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo

Các diễn giả tại hội thảo đồng thuận rằng doanh nghiệp phải được đặt ở trung tâm hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và các công nghệ lõi là những công nghệ chiến lược cần làm chủ để không bị phụ thuộc. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt vẫn gặp không ít rào cản về kỹ thuật, tài chính và dữ liệu.

Ông Đoàn Mạnh Hà - Giám đốc Công nghệ Camera AI View, Tập đoàn BKAV đã chia sẻ hành trình phát triển dòng camera AI của doanh nghiệp và nêu rõ các nút thắt điển hình cần tháo gỡ:

Chính sách kích cầu: Nhà nước hỗ trợ chi phí triển khai AI tương tự mô hình Singapore (70%) và Nhật Bản (50%). Khi chính phủ tham gia kích cầu thì doanh nghiệp cũng sẽ mạnh dạn phát triển hơn.

Chính sách dữ liệu mở: Kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách "mở dữ liệu" với những tập dữ liệu không nhạy cảm, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hoặc quyền riêng tư cá nhân, có thể công khai hoàn toàn để phát triển AI.

Ban hành bộ tiêu chuẩn AI quốc gia: Kiến nghị xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá hệ thống AI phù hợp với văn hóa, pháp luật Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực AI: Hợp tác doanh nghiệp - trường đại học nhằm triển khai nhằm chuyển đổi nguồn nhân lực công nghệ thông tin sang AI.

Thành lập hội đồng phê duyệt: Sử dụng nguồn lực từ trung tâm tính toán hiệu năng cao

Chính sách thuế ưu đãi, hỗ trợ quốc tế: Đề xuất AI trở thành một tiêu chí đánh giá trong chỉ số chuyển đổi số quốc gia, khuyến khích ứng dụng thực tiễn. Chính phủ xây dựng hệ thống hội nghị, hội thảo và giải thưởng về AI để thúc đẩy hệ sinh thái AI phát triển toàn diện. Tạo cơ chế hỗ trợ thu hút nhân lực AI của VIệt Nam đang làm việc tại nước ngoài, thuê chuyên gia AI quốc tế bằng ngân sách nhà nước.

Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ
Qua những kinh nghiệm thực tiễn từ chính doanh nghiệp mình vận hành, ông Đoàn Mạnh Hà - Giám đốc Công nghệ Camera AI View, Tập đoàn BKAV nêu rõ những nút thắt cần tháo gỡ trong việc phát triển các giải pháp AI. Ảnh: Phong Nguyễn

Từ chính sách đến thực tiễn chuyển đổi số doanh nghiệp

Tại phiên thảo luận “Fireside Chat: Đề án Chuyển đổi số doanh nghiệp - Kích cầu để đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp”, ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ KH&CN) nhấn mạnh tính đặc thù của từng doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh và yêu cầu phải “may đo” giải pháp số theo từng ngành.

Đáng chú ý, ông Trần Minh Tuấn cho biết, Bộ KH&CN phối hợp VINASA xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cho 25 ngành, nhằm chuẩn hóa và định hướng doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Ngoài ra, AI được xác định là nền tảng cốt lõi cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, kết hợp nguồn lực nhà nước từ các chương trình, quỹ hỗ trợ theo Nghị quyết 68-NQ/TW và Nghị quyết 57-NQ/TW . Ông Lâm Quang Nam - Phó Chủ tịch VINASA cũng đồng tình với ý kiến này, ông cho biết đây là một trong những bước đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số sâu rộng, bao trùm và thực chất hơn.

Gỡ “nút thắt” công nghệ - Mở đường cho doanh nghiệp bứt phá cho doanh nghiệp Việt
Ông Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (ngồi giữa) nhấn mạnh Bộ KH&CN phối hợp VINASA xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cho 25 ngành, nhằm chuẩn hóa và định hướng doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Ảnh: Phong Nguyễn

Ông Đoàn Hiếu - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhận định, ba giải pháp quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ gồm: sự đầu tư từ Nhà nước; tăng cường tài trợ và đồng hành từ doanh nghiệp; và sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo gắn sát với nhu cầu thực tế. Việc hợp tác đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi để giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”.

Ông lấy ví dụ mô hình của Đại học Thâm Quyến (Trung Quốc), nơi mỗi khoa đều hợp tác với một doanh nghiệp trong top 500 toàn cầu để xây dựng phòng lab và tích hợp chương trình đào tạo của doanh nghiệp vào giảng dạy - một sáng kiến rất đáng học hỏi.

Ông Hiếu cho biết Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hiện đang hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn thông trong công tác đào tạo, đặc biệt trong các lĩnh vực mới như 5G, 6G. Viettel hiện đã tài trợ phòng lab 5G cho học viện, và sắp tới, nhà trường mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp để xây dựng thêm các phòng lab liên quan đến thiết bị viễn thông thế hệ mới.

Về định hướng tương lai, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ thiết kế các chương trình đào tạo chuyên biệt dành cho nhân tài, có thể bao gồm các lớp đặc thù và chương trình trao đổi với các trường đại học hàng đầu thế giới. “Tôi còn nghĩ đến ý tưởng cho sinh viên giỏi, nhân tài được trả lương khi đi học, xem việc học là một nghề, để họ có trách nhiệm học tập và cống hiến cho xã hội,” ông Hiếu chia sẻ.

Chính sách, nhân lực, dữ liệu - Bộ ba cần tháo gỡ để Việt Nam làm chủ công nghệ
Ông Đoàn Hiếu - Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng việc các trường Đại học hợp tác đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi để giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”

Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2025 không chỉ là nơi chia sẻ chính sách mà còn là nơi đưa ra giải pháp thực tiễn để doanh nghiệp làm chủ công nghệ như TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh: “Chúng ta không đi sau, không đi tắt đón đầu mà phải đi cùng thế giới, tận dụng ‘kỷ nguyên vàng’ của chuyển đổi số để tạo đột phá”.

Mục tiêu 2045 trở thành quốc gia thu nhập cao sẽ không còn xa nếu Việt Nam khơi thông chính sách, khơi dậy tiềm năng con người và doanh nghiệp, cùng nhau làm chủ công nghệ để tiến tới tương lai bền vững, sáng tạo và hạnh phúc hơn.

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Đội quân robot của Amazon chạm mốc 1 triệu, hiệu suất kho hàng tăng thêm 10%

Đội quân robot của Amazon chạm mốc 1 triệu, hiệu suất kho hàng tăng thêm 10%

Amazon vừa chính thức công bố đã đưa vào vận hành con robot thứ 1 triệu, đánh dấu cột mốc mới trong hành trình 12 năm tự động hóa kho hàng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt

Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt

Thị trường ngày 9/7 tiếp tục duy trì đà hưng phấn khi VN Index đóng cửa trên ngưỡng 1.430 điểm, đánh dấu chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp. Dòng tiền nội – ngoại lan tỏa mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trước hai phiên cuối tuần, nhà đầu tư cần cân nhắc chiến lược giao dịch thận trọng hơn, tập trung cơ cấu danh mục và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt.
Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Trong bối cảnh thị trường điện ngày càng khắt khe về giá thành và tiêu chuẩn môi trường, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chọn công nghệ làm đòn bẩy cốt lõi để duy trì biên lợi nhuận và mở rộng thị phần.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn luôn ưu tiên nguồn lực, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy và bảo đảm thực thi hiệu quả các quyền con người, quyền công dân, bao gồm quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu,  VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu, VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường tiếp tục cho thấy sức mạnh nội tại vững vàng trong phiên giao dịch ngày 9/7 khi VN Index tăng hơn 15 điểm và vượt xa mốc 1.430 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng trên toàn thị trường, dẫn dắt bởi nhóm tài chính – ngân hàng cùng thanh khoản bùng nổ. Dòng tiền chủ động đẩy mạnh vào các cổ phiếu bluechips, trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 2 nghìn tỷ đồng, củng cố niềm tin về xu hướng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 10/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Quảng cáo
moxa