acecook

Việt Nam tập trung giải quyết các thách thức về niềm tin, tính toàn diện và chống lừa đảo trên nền tảng số

Diễn đàn
16/04/2025 19:54
Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Việt Nam đặt mục tiêu đưa đất nước vào top 30 quốc gia số hàng đầu thế giới vào năm 2030, với các mục tiêu táo bạo như phủ sóng 5G và cáp quang trên toàn quốc, phát triển hơn 100.000 doanh nghiệp công nghệ số với lực lượng lao động khoảng 1,5 triệu người có kỹ năng về công nghệ số.
aa
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử để phát triển nền kinh tế Định vị doanh nghiệp công nghệ số thông qua TechMap Hà Nội đặt mục tiêu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số, Hội nghị thượng đỉnh Số GSMA được tổ chức, nhằm giải quyết thách thức cấp bách nhất đối với vấn đề chuyển đổi số của khu vực, đó là nguy cơ lừa đảo ngày càng gia tăng và sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng

Các báo cáo chỉ ra, Việt Nam hiện là quốc gia có sự tăng trưởng vượt bậc trong các dịch vụ di động và tương lai có thể sẽ trở thành quốc gia số hàng đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhờ vào tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, kết nối mạnh và các chính sách hỗ trợ.

Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về việc triển khai IPv6, với hơn 55% người dùng kết nối qua giao thức mới này - một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của hạ tầng kỹ thuật số vững chắc.

Theo đó, chương trình Chuyển đổi số Quốc gia của Việt Nam đặt mục tiêu đưa đất nước vào top 30 quốc gia số hàng đầu thế giới vào năm 2030, với các mục tiêu táo bạo như phủ sóng 5G và cáp quang trên toàn quốc, phát triển hơn 100.000 doanh nghiệp công nghệ số với lực lượng lao động 1,5 triệu người có kỹ năng về công nghệ số.

Việt Nam tập trung giải quyết các thách thức về niềm tin, tính toàn diện và chống lừa đảo trên nền tảng số
Các chuyên gia trong khu vực ASEAN thảo luận về biện pháp thực tiễn để chống gian lận kỹ thuật số, đảm bảo an toàn an ninh mạng, vực dậy lòng tin của người tiêu dùng

Các công nghệ mới nổi như AI, 5G và Open Gateway đang định hình lại các ngành công nghiệp, cải thiện các dịch vụ công và thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, song hành với tiến trình này, làn sóng lừa đảo kỹ thuật số gia tăng đang đe dọa làm suy giảm niềm tin của công chúng và kìm hãm tiềm năng đổi mới của công nghệ di động.

Hội nghị thượng đỉnh Số GSMA được xây dựng dựa trên những phân tích từ các báo cáo Nền kinh tế di động Châu Á -Thái Bình Dương và Các quốc gia số của GSMA, cũng như những phát hiện gần đây từ báo cáo Hướng tới một quốc gia số toàn diện: Giải quyết nền kinh tế lừa đảo và duy trì niềm tin trong hệ sinh thái số, nhấn mạnh những mối lo ngại ngày càng gia tăng trong khu vực. Tại Việt Nam 74% người tiêu dùng hiện sử dụng ví điện tử, nhưng 89% lo sợ bị xâm nhập tài khoản, và 95% quan ngại về việc dữ liệu cá nhân bị lạm dụng trên môi trường trực tuyến.

Phát biểu tại Hội nghị, hôm 15/4, ông Julian Gorman, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của GSMA nhận định: "Việt Nam đang đứng trước thời khắc quyết định trong hành trình số hóa. Một mặt, tỷ lệ sử dụng di động cao và thị trường ví điện tử phát triển mạnh mẽ đang mở ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng kinh tế và tài chính toàn diện. Mặt khác, lừa đảo gia tăng và đe dọa liên quan đến danh tính đang làm lung lay niềm tin của người dùng. Hội nghị này quy tụ các nhà lãnh đạo trong ngành và chính phủ để đưa ra những hành động thiết thực, từ quy định sáng suốt hơn đến các giải pháp chống gian lận sáng tạo, nhằm đảm bảo tương lai số của Việt Nam duy trì được sự an toàn, toàn diện và dựa trên sự tin cậy”.

Thảo luận về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, những biện pháp thực tiễn để chống gian lận kỹ thuật số, bao gồm xác minh giao dịch theo thời gian thực, xác thực đa yếu tố, giải pháp Silent OTP và tăng cường hợp tác giữa các nhà mạng, ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính, là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Đồng thời, cuộc thảo luận đề cập đến nguy cơ gian lận đánh tráo SIM - một vấn đề mà 78% người tiêu dùng Việt Nam lo ngại, cao hơn nhiều mức trung bình của khu vực - cũng như cách tích hợp hiệu quả các công cụ bảo mật dựa trên API, như những công cụ được triển khai trong sáng kiến GSMA Open Gateway, vào các lĩnh vực khác nhau.

Tại Việt Nam, ngành công nghệ tài chính đang đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế số trong nước, đặc biệt là trong việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế. Với sự phát triển nhanh chóng của ví điện tử và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các giao dịch an toàn, liền mạch, Việt Nam là một bệ phóng lý tưởng để khởi động nỗ lực này trên toàn ASEAN nhằm bảo vệ niềm tin vào các dịch vụ tài chính số.

Việt Nam tập trung giải quyết các thách thức về niềm tin, tính toàn diện và chống lừa đảo trên nền tảng số

"Nếu không được kiểm soát, gian lận có thể cản trở việc ứng dụng các dịch vụ số và làm suy yếu nền tảng của hệ sinh thái số"

Dù Việt Nam có tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ, vẫn còn những thách thức liên quan đến kỹ năng số và mở rộng kết nối đến các cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ. Các đại biểu tham dự nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác công - tư trong việc mở rộng vùng phủ sóng di động, nâng cao kỹ năng số và xây dựng môi trường pháp lý hỗ trợ cả sự đổi mới sáng tạo lẫn an toàn số.

Thảo luận chuyên sâu tập trung vào thách thức rộng lớn hơn mang tên "nền kinh tế lừa đảo", nhấn mạnh rằng, nếu không được kiểm soát, gian lận có thể cản trở việc ứng dụng các dịch vụ số và làm suy yếu nền tảng của hệ sinh thái số. Các diễn giả nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp các hành động trong việc bảo vệ người tiêu dùng, từ việc tăng cường giám sát gian lận đến các chiến dịch giáo dục cộng đồng.

Theo đó, chủ đề cốt lõi được người tiêu dùng quan tâm là vấn đề “niềm tin”. Dù là trong việc thúc đẩy ví điện tử, bảo vệ dữ liệu, hoặc cung cấp dịch vụ công, thành công của quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam phụ thuộc vào việc duy trì sự tin tưởng của người tiêu dùng. Các bên liên quan kêu gọi sự hợp tác liên ngành để xây dựng một môi trường số an toàn và thân thiện với người dùng, dựa trên tính minh bạch và khả năng chống chịu trước các mối đe dọa.

Là một trong những nhà mạng hàng đầu Việt Nam, Viettel đã tích cực thúc đẩy phát triển các ứng dụng 5G. Từ sản xuất thông minh và nông nghiệp chính xác đến nâng cao dịch vụ công, những ứng dụng thực tiễn của 5G đang dần mang lại những lợi ích rõ rệt về mặt xã hội và kinh tế. Điều này phản ánh sự vươn lên nhanh chóng của Việt Nam với vai trò là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực về 5G, đồng thời khẳng định cam kết của đất nước trong việc thúc đẩy tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo.

Hội nghị thượng đỉnh Số do GSMA tổ chức là một nền tảng để đối thoại, hành động và đổi mới sáng tạo. Bằng cách làm nổi bật những tiến bộ và ưu tiên của Việt Nam, đồng thời căn cứ vào các nghiên cứu mới nhất và dữ liệu khu vực, Hội nghị giúp vạch ra con đường hướng tới một tương lai số đáng tin cậy và toàn diện.

Hướng tới mục tiêu chống lại hành vi lừa đảo, gian lận, đảm bảo an ninh mạng trong khu vực ASEAN,, GSMA công bố việc đổi tên Diễn đàn Fintech APAC thành Diễn đàn Fintech ASEAN, nhằm tập trung hơn vào hợp tác khu vực trong việc chống lại các vụ lừa đảo mạng, cũng như ngăn chặn tình trạng xuất khẩu các hình thức lừa đảo và gian lận từ khu vực ra bên ngoài. Để khởi động giai đoạn mới này, vòng thảo luận đầu tiên của Diễn đàn Fintech ASEAN đã được tổ chức bên lề Hội nghị.

Về Diễn đàn Fintech ASEAN:

Có tiền thân là Diễn đàn Fintech APAC, Diễn đàn Fintech ASEAN tập trung vào việc củng cố hợp tác khu vực để đối phó với các vụ lừa đảo và gian lận trong và từ ASEAN.

Vòng thảo luận đầu tiên của Diễn đàn Fintech ASEAN đã diễn ra tại Hà Nội bên lề Hội nghị, làm nổi bật sự phát triển của công nghệ tài chính tại Việt Nam và nhu cầu cấp thiết về việc phối hợp các hành động để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo an toàn tài chính số trên toàn khu vực.

Diễn đàn quy tụ các lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ tài chính, viễn thông và quản lý nhà nước nhằm tìm kiếm giải pháp chung cho những mối đe dọa chung, đồng thời mở ra các cơ hội tăng trưởng mới.

Về GSMA:

GSMA (Hiệp hội Di động Toàn cầu) là một tổ chức toàn cầu thống nhất hệ sinh thái di động nhằm khám phá, phát triển và mang đến những đổi mới mang tính nền tảng cho môi trường kinh doanh tích cực và sự thay đổi xã hội. Tầm nhìn của tổ chức là khai thác tối đa sức mạnh của kết nối để con người, ngành công nghiệp và xã hội cùng phát triển.

Đại diện cho các nhà mạng di động và các tổ chức trong hệ sinh thái di động và các ngành công nghiệp liên quan, GSMA mang lại lợi ích cho các thành viên thông qua ba trụ cột chính: Kết nối vì lợi ích cộng đồng, Dịch vụ và giải pháp ngành, và Tiếp cận.

Các hoạt động này bao gồm thúc đẩy chính sách, giải quyết các thách thức lớn của xã hội hiện nay; hỗ trợ công nghệ và khả năng tương thích để di động hoạt động; và cung cấp nền tảng lớn nhất thế giới để tập hợp hệ sinh thái di động tại chuỗi sự kiện MWC và M360.

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Xe tải tự hành đầu tiên trên thế giới chạy trên đường ray sắp ra mắt tại California

Xe tải tự hành đầu tiên trên thế giới chạy trên đường ray sắp ra mắt tại California

Dự án thí điểm sẽ thử nghiệm hệ thống di chuyển của Glīd trên tuyến đường gồ ghề dài 40 dặm, kết hợp công nghệ tự động hóa tiên tiến với các mục tiêu của cộng đồng địa phương.
ICANN APAC DNS Forum 2025: Kết nối cộng đồng, kiến tạo tương lai

ICANN APAC DNS Forum 2025: Kết nối cộng đồng, kiến tạo tương lai

Phát biểu tại diễn đàn ICANN APAC DNS Forum 2025 diễn ra sáng 8/5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương khẳng định, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của đổi mới sáng tạo toàn diện và chuyển đổi số sâu rộng.
Việt Nam đề xuất 3 định hướng chiến lược về truyền thông tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

Việt Nam đề xuất 3 định hướng chiến lược về truyền thông tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

Hội nghị không chỉ tái khẳng định vai trò chiến lược của truyền thông trong xây dựng ASEAN tự cường mà còn đặt ra nhiều định hướng mới nhằm thích ứng với kỷ nguyên số đầy biến động.
Chiến lược cho các công ty fintech sử dụng AI trong an ninh mạng

Chiến lược cho các công ty fintech sử dụng AI trong an ninh mạng

Ngành công nghệ tài chính (fintech) của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự gia tăng của các hình thức thanh toán kỹ thuật số, ngân hàng kỹ thuật số và nền tảng cho vay trực tuyến. Theo Statista, thị trường thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 101,5 tỷ USD vào năm 2025.
Khoảng 90% công ty công nghiệp nhận định chuỗi kỹ thuật số là yếu tố thiết yếu để thành công

Khoảng 90% công ty công nghiệp nhận định chuỗi kỹ thuật số là yếu tố thiết yếu để thành công

Nhận định này rút ra từ cuộc khảo sát “Tương lai của quản lý vòng đời sản phẩm và kỹ thuật số” mới đây nhất của Aras, thực hiện hồi tháng 1/2025, với sự tham gia của 656 giám đốc điều hành tại châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng

Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng

Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể theo từng trạng thái danh mục sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hiệu quả trong bối cảnh chỉ số đang tiến gần vùng cản kỹ thuật ngắn hạn.
Eximbank khẳng định hiệu quả bước đầu của quá trình tái cấu trúc toàn diện

Eximbank khẳng định hiệu quả bước đầu của quá trình tái cấu trúc toàn diện

Trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và áp lực chuyển đổi số, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) đã ghi dấu ấn với những kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025, minh chứng cho hiệu quả bước đầu của chiến lược tái cấu trúc toàn diện.
Đại hội Chi bộ cơ quan Hội Tự động hóa Việt Nam: Đột phá và phát triển

Đại hội Chi bộ cơ quan Hội Tự động hóa Việt Nam: Đột phá và phát triển

Sáng ngày 8/5, tại trụ sở Hội Tự động hóa Việt Nam, Chi bộ cơ quan Hội Tự động hóa Việt Nam (Hội TĐHVN) đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex

Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex

Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao tạm thời điều hành Tập đoàn. Thời gian có hiệu lực từ ngày 8/5.
Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu

Để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường EU, việc tuân thủ các quy định mới như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là điều tất yếu. CBAM không chỉ yêu cầu minh bạch về lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.
siement
Quảng cáo
moxa